1. Yêu cầu kỹ thuật khi thực hiện cách chăm sóc Cattleya
Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng cho chăm sóc lan Cattleya phát triển là 20 – 22oC vào ban ngày và 16 – 18oC vào ban đêm. Tuy nhiên, biên độ nhiệt độ dao động từ 20 – 30oC thì Cattleya vẫn phát triển tốt.
Độ ẩm: lý tưởng chăm sóc lan Cattleya cần ẩm độ hơi khô, khoảng 40 – 70%.
Ánh sáng: tốt nhất để chă sóc Lan Cattleya thích hợp với cường độ ánh sáng mặt trời còn khoảng 50%.
Độ thông thoáng và giá thể: Cattleya cần độ thông thoáng cao, ta nên làm vườn cao (khoảng 3m) và treo chậu cách chậu khoảng 10 – 15 cm. Vì Cattleya cần độ thông thoáng cao nên giá thể cần làm chất trồng là than hoặc dớn.
Dinh dưỡng: chăm sóc Cattleya không đòi hỏi nhiều dinh dưỡng như Dendrobium. Có thể dùng phân NPK 30-10-10 cho thời kỳ cây con, NPK 20-20-20 cho thời kỳ sinh trưởng mạnh và NPK 10-10-30 để cây ra hoa. Có thể phun bổ sung Vitamin B1 định kỳ 10 ngày/lần.
Phòng trừ sâu bệnh hại: Nhóm lan Cattleya thường bị các loại sâu bệnh hại như sau:
- Rệp vảy: Đây là loài côn trùng cắn phá lan Cattleya nhiều nhất, chúng hút nhựa lá và giả hành, làm vàng lá, khô cây. Sử dụng Cypermethrin, Acephate, Dragon, Lancer, SecSaigon.
- Bệnh đen gốc: Do nấm Furarium sp. gây ra. Sử dụng Benzeb 70 WP, Zineb, Bendazol, Zin, Dipomate, Cadila.
Hưỡng dẫn kỹ thuật trồng lan Cattleya
I/ Trồng cây lan từ chai mô
1) Trồng bằng lưới
- Thiết kế lưới trồng (sử dụng lưới lợp mái che vườn lan).
- Chiều cao của trụ để găng lưới so với mặt đất 1,2 m.
- Chiều rộng của lưới làm liếp 1,4 – 1,6 m.
- Chiều dài tuỳ theo kích thước vườn.
- Khử trùng lưới trước khi ghim cây.
- Ghim cây lan với khoảng cách cây – cây: 5 – 7 cm, đảm bảo bộ rễ nằm mặt dưới lưới.
2) Trồng bằng khay nhựa với giá thể là xơ dừa
- Dùng các vỏ dừa già, xé ra các mảnh nhỏ (1cm x 2cm).
- Chuẩn bị các khay nhựa với kích thước khoảng (20 x 30 cm hoặc 30 x 50 cm), có lỗ thông hơi ở mặt đáy khay.
- Bó cây lan vào giữa 2 mảnh vỏ dừa, để 1 – 2 rễ lòi ra bên ngoài, dùng dây thun cột lại.
- Dựng thành hàng trên các khay nhựa, đặt ở nơi râm mát.
3) Trồng bằng giá thể là xơ dừa sợi
- Chuẩn bị chậu (chậu có thể bằng nhựa hoặc chậu đất nung).
- Dùng giá thể là xơ dừa sợi đặc vào chậu.
- Dùng tay móc 1 lỗ nhỏ để đặt cây lan vào.
II/ Trồng lan từ việc chiết cây
1) Trồng lan trong chậu
– Chuẩn bị chậu (có thể là chậu đất nung hoặc chậu nhưạ), có nhiều lỗ xung quanh chậu tạo sự thông thoáng cho cây sinh trưởng tốt.
– Chuẩn bị giá thể trồng: chất trồng là than và dớn cọng.
– Để vào đáy chậu 1 miếng than lớn, kế đó là lớp than nhỏ.
– Dùng dây kẽm xiết nhẹ cây lan vào thành chậu cho cây đứng vững, sau đó để thêm than và dớn cọng vào.
2) Trồng lan bằng cách ghép cành
– Sử dụng thân cây còn sống, cây lan được trồng ghép phải nhận được ánh sáng ban mai.
– Sử dụng thân cây đã chết (cây vú sữa, bóc vỏ), cắt thành các khúc ngắn để treo hay thành những đoạn dài để đứng, có giàn che cây lan.
– Buộc một miếng xơ dừa vào thân cây rồi buộc chồng lên đó gốc lan muốn trồng để giữ độ ẩm cây. Vào mùa mưa hay những nơi thời tiết quá ẩm không cần dùng xơ dừa. Khi buộc phải để gốc lan nằm lộ ra ngoài không khí, rễ lan ló ra.
Thiết kế vườn trồng lan Cattleya
1/ Đối với trồng lan chậu
Khung sườn giàn lan: Có 2 trường hợp làm giàn che cho cây lan trồng chậu:
Trường hợp làm liếp nổi để đặt chậu | Trường hợp treo chậu bằng móc |
Chiều cao của cột: 3 – 3,2 m | Chiều cao của cột: 2,8 – 3 m |
Cột bằng Xi măng hay sắt hay cây | Cột bằng Xi măng hay sắt |
Chiều cao của liếp: 1 m | Giữa chiều cao của cột (khoảng 1,5 m tính từ mặt đất, đặt thêm hệ thống cột ngang để treo chậu) |
Chiều rộng của liếp: 1,2-1,4 m | Hệ thống cột ngang để treo chậu cũng xếp thành hàng (liếp) cho dễ chăm sóc |
Chiều dài tùy theo kích thước vườn | Để treo các chậu phong lan có thể dùng cây tầm vông thật thẳng làm sào hoặc tốt nhất là dùng các loại ống nước tròn bằng nhựa hoặc sắt. Những cây sào này được gác song song cạnh nhau, khoảng cách giữa hai cây độ 30-35 cm là vừa |
Các liếp cách nhau: 50 – 60 cm | |
Mặt liếp sử dụng lưới B40 hoặc các loại lưới có lỗ to hơn để vừa kích thước chậu |
Mái che: Hiện nay, mái che giàn lan thường được làm bằng lưới, lưới đen và lưới xanh. Ưu điểm: nhẹ và dùng được lâu. Lưu ý khi lợp lưới nên căng cho thẳng và chằng dây kẽm trên dưới cho chắc để khỏi bị võng xuống. Mái giàn lợp bằng tre, bằng lá rất mau mục. Đối với nhóm lan Phalaenopsis đòi hỏi giảm bớt lượng ánh sáng còn khoảng 20 – 30% nên cần che lưới dày hơn so với các nhóm lan khác.
Giá thể: Trồng phong lan không nhất thiết phải sử dụng đến giá thể. Tuy nhiên, sử dụng thêm giá thể để giữ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Giá thể trồng lan có thể là than gỗ, xơ dừa hoặc vỏ cây thông (vỏ cây thông tuy khó kiếm nhưng nếu có được loại giá thể thì rất tốt cho việc trồng lan. Do trong vỏ thông có chất resin là chất sát khuẩn nên trồng lan rất tốt), dớn (dớn là chất liệu trồng lan rất tốt. Dớn được lấy ra từ thân, rễ của cây dương xỉ. Ưu điểm là giữ ẩm tốt. Nhưng nhược điểm là trồng lâu ngày phải thay chất trồng mới vì dớn mục nát, thiếu thoát khí).
Chậu: Có 2 loại chậu bằng nhựa và chậu đất nung. Tuỳ theo kích thước cây mà chọn kích thước cho phù hợp. Kẽm dùng để cột cây lan vào thành chậu và móc treo.
2/ Đối với trồng lan cắt cành
Khung sườn giàn lan: Cột chống đỡ cho giàn lan thường bằng trụ xi măng hoặc trụ sắt hoặc cây (tuỳ theo điều kiện kinh tế hộ).
Chiều cao của cột: 3 – 3,5 m. Chiều rộng tuỳ theo kích thước vườn. Nóc có thể làm theo kiểu nhà một mái hoặc hai mái.
Thiết kế hệ thống liếp: Chiều rộng mỗi liếp (tuỳ mục đích trồng hàng đôi hay hàng ba): 40 – 60 cm. Xung quanh liếp được dựng các viên gạch thẻ hoặc được xây kiên cố cao khoảng 10 – 15 cm. Chiều dài tuỳ theo kích thước vườn.
Mái che: Mái che giàn lan thường được làm bằng lưới, lưới đen và lưới xanh. Ưu điểm: nhẹ và dùng được lâu.
Giá thể: Giá thể trồng lan cắt cành gồm xơ dừa và vỏ đậu phộng (lưu ý: trong xơ dừa có chất tannin là chất chát, vì vậy trước khi dùng nên ngâm nước nhiều ngày, sau đó vớt ra phơi khô, phun thuốc trừ bệnh để phòng ngừa). Các loại cột (có thể bằng ống nhựa hoặc cây gỗ nhỏ) để tưạ cây giống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét