Cây Sứ cuốn hút người thưởng ngoạn bởi sự đa dạng của màu sắc và kiểu dáng hoa. Sự tiến bộ trong công nghệ lai tạo giống cộng với tâm huyết của các nhà dẫn giống lai tạo Việt Nam, mà ngày nay chúng ta được chiêm ngưỡng những cây Sứ ghép đa dạng sắc màu từ màu trắng, đỏ, hồng, vàng.. đến những cánh Sứ có màu pha trộn. Những thành công này, là cả một quá trình nuôi trồng tháp, ghép công phu để đạt đến mục đích là mang đến cho người thưởng ngoạn những loài hoa Sứ mới với thời gian ngắn nhất có thể.
Các nhà lai tạo đã làm việc đó như thế nào?
1.Cách lấy hạt Sứ
Công việc lấy hạt giống cây Sứ bắt đầu từ khi những trái của cây Sứ phát triển to dần ( Hình 1a-b). Trước khi trái Sứ khô, dùng dây hay chỉ buộc sơ trái của cây Sứ, để chúng không bung hạt, bay đi mất ( H2).
Hạt cây Sứ có 2 chùm lông hai đầu, ta gỡ bỏ trước khi gieo ( H3).
2. Gieo hạt
Dùng khay hay chậu nhỏ, dễ thoát nước, cho chất trồng mịn như bột xơ dừa + tro trấu, dày khoảng 5- 10 cm, ém sơ cho bằng bề mặt ( không nén chặt sẽ khó thoát nước). Gieo thưa hạt Sứ vào lớp mặt (H4), phủ thêm một lớp mỏng hỗn hợp đất trồng sao cho che kín hạt cây Sứ ( H 5 – 6). Tưới sương nhẹ một lần. Để chậu hạt Sứ vào nơi bóng râm hay ngoài nắng cũng được. Tốt nhất nên dùng bao ny lông để giữ ẩm và để tránh côn trùng cắn phá hạt Sứ cũng như cây Sứ con mới nhú mầm. Có thể tiếp tục nuôi dưỡng trong các chậu gieo hạt ấy ( H7-8), nhưng tốt nhất thì khi cây Sứ con có 2-4 lá nên nhổ tách ra trồng lại, chúng sẽ phát triển nhanh hơn ( H9).
3. Các cách ghép cây Sứ
Cây Sứ con phát triển và cho hoa sau khoảng một năm kể từ ngay gieo hạt. Như vậy trung bình từ lúc bắt đầu thụ phấn cho đến khi thu hoạch mất 3 tháng, sau đó gieo hạt và nuôi cho đến khi có hoa cũng mất khoảng một năm.
Để rút ngắn thời gian,các nhà lai tạo Sứ ở nước ta đã ghép những cây Sứ con này lên gốc cây Sứ già. Như vậy có thể rút ngắn thời gian chỉ còn 6 tháng kể từ ngày thụ phấn. Có 2 cách ghép đã được áp dụng là ghép ngồi và ghép nêm.
3.1 Ghép ngồi
Cắt ngang gốc cây Sứ con ( H 10) và cắt ngang cành cây Sứ già ( H11). Dùng dây cột ngang thân cây Sứ con ( H12),
Để cây Sứ con lên vết cắt, cố định và ràng buộc vào ngọn cành cây Sứ già ( Hình 13a-b)
Dùng bao ny lông trùm kín ( H14),và buộc kín đáy ( Hình 15 a-b). Sau một thời gian, khi cây Sứ con phát triển thì tháo bao ny lông ( H16).
3.2 Ghép nêm
Sau khi cắt ngang ( H17) chúng ta vạt xéo 2 bên gốc cây Sứ con ( H18) và cũng vạt xéo lõm vào ở vết cắt trên gốc cây Sứ già ( H19 a-b) để cho 2 phần này có thể cắm sát khít khao vào nhau ( H20 a-b).
Dùng dây choàng qua cọng lá ( H21) để cố định cây Sứ con và buộc nó vào ngọn cây Sứ già ( H22). Trùm bao ny lông và buộc kín lại để giữ ẩm ( H23). Cây Sứ ghép này sẽ cho hoa sau đó không lâu.
Vì cắt ngay phần gốc của cây Sứ con nên sau này trên cây Sứ có phần phù to không mỹ thuật ở chỗ ghép ( H24). Tuy nhiên việc ghép giúp ta rút ngắn thời gian chờ đợi để ngắm hoa và để người lai tạo quyết định nhân giống đưa ra thị trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét