Cây Hồng leo ngoại hiện nay đang được du nhập và dần khá phổ biến ở Việt Nam bởi nhiều nguồn. Nhiều người yêu thích hồng leo nhập ngoại đều băn khoăn một câu hỏi: Liệu quê hương nhiệt đới của chúng ta có thể trồng và phát triển ổn định các cây hoa hồng giống quý này không, nếu trồng được thì bằng cách nào? Các bạn hãy cùng Cây Cảnh Thăng Long tìm hiểu vấn đề này nhé.
Hoa hồng leo nhập ngoại và các kỹ thuật nhiệt đới hóa giống Hồng Châu Âu
Hoa hồng được mệnh danh hoa tình yêu, luôn được nhiều người yêu thích vì phom dáng đẹp, đa sắc mà hương thơm ngây ngất nồng nàn. Cây hoa hồng leo không chỉ có đầy đủ các đặc tính của hoa hồng mà còn có thêm lợi thế: nhiều màu độc đáo, cực sai hoa. Bụi cây thường buông rủ mềm mại và đa phần các giống hoa hồng leo này đều điểm hoa quanh năm. Đặc biệt Cây hồng leo là thực vật có nhiều ưu thế trong trang trí kiến trúc hiện đại như trồng leo giàn, leo mái cổng hay bờ tường. Người ta còn trồng trang trí leo rủ cho các ô ban công biến nơi đây trở thành bờ mi lãng mạn của những ngôi nhà.
Hoa hồng leo Châu Âu tại quê hương
Ai cũng biết các giống hoa hồng và hồng leo có xuất xứ từ khí hậu ôn đới. Tại quê hương của chúng thường có khí hậu khô mát, nhiệt độ mùa phát triển thường từ 10oC đến 28oC. Trong thời gian này thời tiết thường có nền nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm đến trên 10oC. Ngoài ra cây còn định kỳ ngủ đông hàng năm đến 05 tháng trong băng tuyết sấp sỉ 1oC!... Đây chính là nơi cây được sinh ra và tiến hóa.
Cây Hồng leo ngoại hiện nay đang được du nhập và dần khá phổ biến ở Việt Nam bởi nhiều nguồn. Nhiều người yêu thích hồng leo nhập ngoại đều băn khoăn một câu hỏi: Liệu quê hương nhiệt đới của chúng ta có thể trồng và phát triển ổn định các cây hoa hồng giống quý này không, nếu trồng được thì bằng cách nào? Các bạn hãy cùng Cây Cảnh Thăng Long tìm hiểu vấn đề này nhé.
I. Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu một số phương pháp nhiệt đới hóa Hoa hồng leo nhập ngoại mà các nhà vườn thường sử dụng:
1. Cách chọn lọc tự nhiên:
Ưu điểm: Tính bền vững cao, cây mang đầy đủ các đặc điểm tính trạng của bố mẹ trong đó có sự ghi nhận tiến hóa phù hợp với hoàn cảnh.
Nhược điểm: Thời gian rất lâu dài, mất nhiều công sức, tốn kém nhân lực, vật lực, tỷ lệ thành công khó tính toán được, cần theo dõi liên tục, có kỹ thuật chăm sóc đặc biệt để cây thích nghi dần.
2. Cách tác động vào hạt giống bởi các tia xạ để lựa chọn lai tạo: Cũng giống như phương pháp trên, phương án này cũng tốn thời gian và công sức trong lâu dài để có được các giống mới thuần hóa.
VD: Cần chọn lọc giống hoa và thụ phấn tạo quả sau đó sẽ gieo hạt hoa hồng và cần trên dưới 3 tháng, hạt mới có thể nảy mầm và yêu cầu các kỹ thuật tiếp theo để nghiên cứu chọn lọc giống theo các tiêu chí và sự thích nghi…
3. Cách giâm hom và chiết cành: Cắt một đoạn cành đảm bảo kỹ thuật, ươm cành đó vào giá thể, bén rễ, phát triển thành cây mới.
Khuyết điểm: Bộ rễ, nguồn gien ngoại lai của cây hoa hồng này khi chiết và giâm hom thường yếu ớt, kể cả cây có lên được thì cũng mau thoái hóa, tuổi thọ cây không cao, mắc nhiều bệnh từ thời tiết nóng ẩm, cây có thể không cho hoa hoặc hoa biến dạng, cỡ và sắc hoa không còn nguyên thủy như giống mà chúng ta mong muốn!
Các tính trạng của cây ngoại lai ôn đới thường bị rối loạn, đột biến trước thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm(có thời kỳ nắng gắt, nóng đến 40oC ngoài trời, nhiệt độ thay đổi giữa ngày và đêm không nhiều).
4. Cách ghép mắt: Gắn mầm chồi (mắt ghép) sang một gốc cây khác (gọi là gốc ghép) để tạo nên một cây mới, mà vẫn giữ được các đặc tính quý ban đầu của cây giống. Các yêu cầu của cây mẹ như sau:
+ Giống làm gốc mẹ phải là giống Hồng bản địa, có bộ rễ khỏe mạnh, phát triển nhanh, thích nghi với các dạng thời tiết, kháng chịu các loại bệnh tật.
+ Khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu giá rét (gió mùa đông bắc mùa đông, gió khô nóng mùa hè và các dạng sâu bệnh…).
+ Thông qua gốc ghép thành công có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây được ghép.
+ Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì nguyên bản đặc tính của giống quý.
· Kết luận:
Như chúng ta đã thấy, qua các phương pháp ở trên thì phương pháp nhiệt đới hóa cây hoa hồng bằng ghép mắt là thích hợp nhất để nhiệt đới hóa các giống hoa hồng ngoại ôn đới.
Chúng ta cũng biết, cây hoa hồng nhập ngoại được sinh ra ở vùng ôn đới hoặc á nhiệt đới : phát triển được, ra hoa, kết trái nhờ vào sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lên tới 10 độ trở lên. Khí hậu của nước ta sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm không nhiều, cây kém khả năng phát dục .
Chúng tôi cũng tìm hiểu trên thế giới, để nhân rộng thị trường hoa hồng leo ra các nước nhiệt đới, nhà sản xuất Cây hoa hồng leo nhập ngoại nổi tiếng ở Anh - David Austin đã nghiên cứu ra cách ghép mắt trên cây hồng dại bản địa tại mỗi vùng – những cây hồng dại đã qua tự nhiên chọn lọc, hơn nữa vấn đề nội sinh hồng dại và hồng ngoại là như nhau. Với sức sống mãnh liệt của gốc mẹ, bộ rễ khỏe, ổn định cây mẹ sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cũng như khả năng chống chịu khắc nghiệt của thời thiết, chống chọi sâu bệnh cực tốt. Đó cũng là cách nhanh và tốt nhất giúp hồng leo nhập ngoại ôn đới có thể sống khỏe và bền vững ở Việt Nam. Nếu chúng ta cắt cành cây hồng leo Châu Âu đem giâm thì do thay đổi thời tiết, khí hậu thay đổi đột ngột cây thích nghi không kịp sẽ bị rối loại gien, rối loạn sinh hóa. Kết quả: Hoa nhỏ đi, không hoặc kém thơm, gốc rễ yếu, dễ chết hoặc chết lỏi, cây có nhiều biến đổi, khó lường trước được, dễ bị sâu bệnh, rủi ro cao trong quá trình sống. Vì các hệ lụy trên các bạn nên cân nhắc khi mua cây hồng leo ngoại giâm hay chiết cành hiện đang tràn lan trên thị trường vì như vậy rất phí công chăm sóc và lãng phí!
Nhân đây, chúng tôi cũng chia sẻ với các bạn kinh nghiệm xương máu từ 4-5 năm trước, Cây cảnh Thăng Long đã nhập 2 giống hồng nhung leo bông lớn và hồng leo phấn hồng bông lớn từ nước ngoài. Chúng tôi đã đem trồng thử nghiệm ở Sapa và một số vùng có khí hậu mát thì cho kết quả rất khả quan: cây hồng leo sinh trưởng phát dục tốt, hoa to, sai hoa, hương thơm quyến rũ. Nhưng trồng tại Hà Nội hoặc vùng khí hậu nóng hơn thì cây phát triển nhanh, leo khỏe, nhưng không thấy ra hoa hoặc rất lác đác. Cây cảnh Thăng Long đã ưu tiên nghiên cứu 5-6 năm về các giống hồng, cũng đã có những thất bại trong nhữnggiống hồng leo , đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý báu và mong muốn chia sẻ với mọi người yêu hoa.
Một số giống hoa hồng ngoại được thuần hóa tại Trang trại hoa Cây cảnh Thăng Long
Hiện nay, Cây cảnh Thăng Long đã thuần hóa được hàng trăm loài hồng leo thích nghi được với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Với nhiều ưu điểm nổi trội như giống khỏe, thuần chủng hoa đẹp, độc đáo, đa chủng loại, màu sắc khác lạ, phong phú: vàng sáng, đỏ nhung, cam mơ, hồng đậm, hồng phớt, tím hoa cà, trắng kem ...cùng với hương thơm đặc biệt của trái cây, hương táo, hương chanh, hương lavender…giống cây leo dài, hoặc bán leo tùy theo các nhu cầu… những làn hương thơm nhẹ nhàng, nồng nàn, ngọt ngào và lãng mạn của hoa Hồng leo sẽ thỏa mãn được những sở thích khác nhau của người yêu hoa. Không chỉ có thế, những bông hồng leo ngoại tại Cây cảnh Thăng Long còn có giống trổ hoa đơn, hoa kép, bông chùm, bông to cánh xoắn đầy hấp dẫn, trong sáng, vẻ của các chùm hoa đầy ấn tượng, mạnh mẽ, rực rỡ làm xiêu lòng người thưởng ngoạn.
Ở đâu xuất hiện cây hoa hồng leo thì ngay lập tức chỗ đó nổi bật và thu hút khó cưỡng.
Như chúng ta từng biết, các giống hoa hồng trong nước khá kén người chăm, ưa khí hậu mát mẻ và thường nở vào mùa đông. Nhưng cây hoa hồng leo ngoại được thuần hóa tại Cây cảnh Thăng Long có thể cho hoa rải rác quanh năm, kể cả mùa hè rực lửa vì cây có thể chịu nhiệt tốt. Là một cây leo nhưng hồng leo không dính vào tường, không xoắn tít lại với nhau, chúng kiêu hãnh vươn lên, tựa vào nhau để phát triển lên cao. Hồng leo cần một trụ chống đỡ, nếu chăm sóc tốt, hồng leo có thể sẽ leo rất cao, từ mặt đất lên đến tận vòm cửa, thậm chí cả nóc nhà. Vì thế sự xuất hiện của cây hoa hồng ngoại thuần hóa đã đem đến cho người yêu hoa một sự lựa chọn hoàn hảo: dễ trồng, dễ chăm, sai hoa, hương thơm và đặc biệt có hoa rải rác quanh năm, dễ trang trí ở bất kỳ địa hình nào: hàng rào,cổng nhà, hiên nhà, ban công…
Hoa hồng leo Ngân Anh tại trang trại
Cây hoa hồng leo nhập ngoại đã được thuần hóa tại Cây cảnh Thăng Long đang vươn lên mơn mởn và trổ hoa kiêu hãnh dưới ánh nắng gay gắt của mùa hè
Nhiều người yêu hoa hồng leo nhập ngoại thường hỏi chúng tôi cách trồng và chăm sóc cây hồng leo thế nào cho phù hợp?
Trước hết các bạn chú ý rằng hồng leo là cây ưa nắng, nên bạn hãy chọn vị trí trồng có hướng nắng trực tiếp tối thiểu là 6h một ngày, đất trồng cần giàu mùn, xốp và dễ thoát nước. Ngày tưới 1-2 ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát tùy điều kiện thời tiết. Thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh kém phát triển, bón phân định kỳ cho từng giai đoạn phát triển của cây, quan sát phát hiện sâu bệnh hại cây để có biện pháp ứng cứu kịp thời thì cây sẽ phát triển tốt và cho ra những bông hoa to, thơm, đậm sắc đúng mùa.
Giàn hồng leo tuyệt đẹp trước cửa nhà
Bất cứ ai, dù đam mê trồng hoa hay không thì khi nhìn một giàn phủ đầy những bông hồng leo tuyệt đẹp nở bung thơm ngát đều không thể không ồ lên thích thú và háo hức tìm mua ngay một vài cây để trang trí không gian sống quanh mình. Và đừng quên là một người tiêu dùng thông thái bạn nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét