Hướng dẫn cách trồng hoa cúc
1.Giới thiệu
Cây hoa cúc ( Chrysanthenum Sp), họ hoa cúc Asteracea, có nguồn gốc từ Nhật, Pháp, Canada, Hà Lan ….và được gây trồng ở nước ta từ lâu.
Hoa cúc không chỉ đẹp về màu sắc mà hình dáng cũng đa dạng. Ở Nhật, cúc được xem là loài hoa quí.
Cây hoa cúc thuộc loại thân thảo, nhỏ, thân có nhiều đốt giòn, dễ gãy. Có bộ rễ chùm phát triển theo chiều ngang. Rễ phát sinh từ thân cây ở phần sát trên mặt đất.
Cây hoa cúc có lá xẻ thùy, răng cưa. Mặt dưới lá có lông tơ mịn. Hoa đơn tính hay lưỡng tính, thường mọc nhiều hoa trên cành. Khi phấn nhị đực chín, bao phấn nở tung phấn ra ngoài nhưng lúc này vòi nhụy cái còn non chưa có khả năng tiếp thu phấn ( nhị đực), cho nên hoa cúc tuy lưỡng tính nhưng không thể thụ phấn trên cùng hoa. Muốn lấy hạt phải thụ phấn nhân tạo.
Cánh hoa có nhiều dạng : nhọn, tròn, cánh uốn cong hoặc cánh uốn ra phía ngoài.
2. Một số giống hoa cúc thông dụng
Một số giống hoa cúc trồng phổ biến hiện nay
Cây hoa cúc ưa khó hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình trong khoảng 320C – 350C và nhiệt độ thấp là 100C, độ ẩm 80%.
Cây hoa cúc rất cần ánh sáng để quang hợp nhằm tạo chất hữu cơ cần thiết cho sự sống, nhưng ánh sáng nhiều quá sẽ làm cây chậm lớn. Thời gian chiếu sáng cũng rất quan trọng. Cúc thuộc loại cây ngày ngắn, đêm dài.
Rễ cây hoa cúc ăn ngang, phát triển nhiều và mạnh, thích hợp đất thịt màu mỡ, dễ thoát nước.
3. Các phương pháp nhân giống hoa cúc
Có 4 phương pháp nhân giống chính : Gieo hạt, tách cây con từ rễ, giâm ngọn, cấy mô.
3.1 Gieo hạt
Chỉ áp dụng cho những giống cúc trồng bằng hạt
3.2 Tách cây con từ rễ
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, ngoài thân chính từ rễ mọc lên, còn có cây cúc con, thường là mầm giá . Vì vậy sau khi hoa tàn thì mầm giá phát triển rất nhiều. Chọn những mầm khỏe, mập và dùng dao tách để đem trồng.
3.3 Giâm ngọn
- Là phương pháp thông dụng nhất. Khi cây hoa cúc đã tàn, cắt bỏ phần trên cách mặt đất 10 – 15 cm. Sau 15 ngày cây sẽ đâm ra nhiều tược. Cắt ngọn 6-7 cm đem giâm. Chọn ngọn bánh tẻ đem giâm vì nếu ngọn quá non, cây dễ mất nước dẫn đến chết héo, nếu ngọn quá gìa sẽ không lấy được dinh dưỡng để nuôi ngọn trong thời gian chưa ra rễ.
- Ngọn giâm cần cắt vát gần sát mắt để tăng diện tích tiếp xúc với đất, nước và kích thích mau ra rễ.
Khi giâm ngọn cần chú ý :
- Đất giâm ngọn phải làm kỹ, đất dễ thoát nước. Đất giâm thường là cát hoặc tro trấu.
- Nên cắt ngọn giâm vào sáng sớm, cắt xong đưa ngay vào chỗ mát và giâm liền. Khoảng cách giâm 4-5cm, làm giàn che cho cây, để giảm nhiệt độ, tránh bốc thoát hơi nước.
- Tưới 3 -4 ngày/lần, khoảng 10 ngày sau ngọn đã ra rễ thì gỡ bỏ giàn che, chừa khỏang 50% ánh sáng nắng rọi vào cho cây quen. Sau 2-3 ngày thì cho ra nắng hoàn toàn rồi đem trồng. Thời gian giâm cây con 15 – 20 ngày.
3.4 Cấy mô
Là phương pháp khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra cây con sạch bệnh, cung cấp một số lượng cây con lớn trong thời gian ngắn nhưng chi phí đấu tư khá cao và phải có điều kiện lưu trữ giống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét