Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Điều bí mật của cây Quỳnh

Cây Quỳnh có tên khoa học là Epiphyllum oxypetalum thuộc họ Xương rồng (Cactaceae), cây có nguồn gốc từ Mêxico ( hoặc Monduras, Guatemala và Cuba), là một trong những loài làm cảnh đẹp nhất của họ Xương rồng. Cây Quỳnh mọc vươn dài hay sống tựa. Hoa màu trắng gồm nhiều lá bắc hình vẩy ở gốc, nở về đêm. Hãy xem loài hoa có hương thơm, nở về đêm nhưng chóng tàn này có những bí mật gì nhé.

1.Tại sao cây Quỳnh chỉ nở một lần vào ban đêm?

Hoa của cây Quỳnh
Hoa của cây Quỳnh
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Lý, Viện Di truyền Nông nghiệp cho biết: Hoa cây Quỳnh nở vào cuối hè và đầu thu, thời gian  thường vào khoảng 8 – 9h tối. Khi hoa nở, cánh hoa trắng như tuyết và có mùi thơm tao nhã, hương thơm lan tỏa rộng.
Tuy nhiên, hoa chỉ tồn tại 3 – 4 tiếng là héo ngay. Điều này do hoa cây Quỳnh có nguồn gốc từ Mexico, là loài hoa chịu khô hạn tốt nhưng lá của nó đã bị thoái hóa. Thân cây dẹt, vỏ cây tiến hành quá trình quang hợp và chế tạo chất dinh dưỡng thay cho lá cây. Ở lớp vỏ ngoài của thân cây có một lớp sáp giúp giảm bớt sự bốc hơi nước.
Hoa quỳnh nở vào buổi tối là để tránh ánh nắng gay gắt của mặt trời. Thời gian tồn tại ngắn ngủi do cần giảm sự bốc hơi nước. Vì vậy, chúng ta thường thấy hoa nở rồi lại tàn ngay, đó cũng là đặc tính thích nghi với điều kiện sống của chúng.

2. Vì sao cây Quỳnh thường hay trồng cạnh cây cành Giao

Cây Quỳnh cành Giao được trồng cạnh nhau là lời chúc tốt đẹp cho đôi lứa yêu nhau
Cây Quỳnh cành Giao được trồng cạnh nhau là lời chúc tốt đẹp cho đôi lứa yêu nhau
Ngày xưa trên trời có một đôi tiên yêu nhau. Nhưng phép trời thì không cho yêu nhau nên họ trốn xuống trần gian. Ngọc Hoàng sai người đi tìm và bắt được họ. Để trừng phạt họ, Ngọc Hoàng bắt họ biến thành 2 loại cây. Cô tiên nữ tên Quỳnh nên cây đó đặt tên là cây Quỳnh. Còn anh chàng tiên kia tên Giao.
Người trần gian thấy thương cho tình yêu của họ nên khi trồng cây Quỳnh thường đặt cạnh cây cành giao. Ý nói dù trong hoàn cảnh nào cũng không chia cắt được họ. Nếu trồng cây Quỳnh mà không có cây cành giao thì coi như… thiếu!
Cả hai cây này đều thuộc họ xương rồng. Cây quỳnh thì thân cũng là lá, nên không có cành. Cây giao không có lá, chỉ có cành (thực ra lá của nó giống như cành vậy), nên nếu trồng xen với nhau tạo nên một sự bổ sung hoàn hảo, đủ cành đủ lá…

3. Hoa cây Quỳnh mang vị thuốc

Theo Đông y, hoa cây Quỳnh có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, kháng viêm, tiêu thũng, giảm ho, trừ đờm dùng trị ho, viêm họng, lao phổi, ho ra máu, hen suyễn, cao huyết áp, sỏi thận, sỏi bàng quang.Có thể dùng hoa cây Quỳnh 15 – 30g thái nhỏ xào hoặc nấu canh với thịt nạc lợn ăn hằng ngày chữa viêm phế quản, lao hạch, lao phổi. Hoặc đem hấp với mật ong hay đương phèn ăn hằng ngày. Theo kinh nghiệm của nhân dân Ấn Độ – Trung Quốc, toàn cây quỳnh được dùng trị đòn, ngã tổn thương, đau tâm vỵ, thổ huyết, phổi kết hạch; Đọt non của cây Quỳnh được dùng để thay thế một phần digitalis làm thuốc trợ tim.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét