Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

Kỹ thuật trồng hoa thiên điểu

 Cây thiên điểu (Strelitzia reginae) là cây thân cỏ sống nhiều năm thuộc chi Thiên điểu họ Chuối rẻ quạt, nguyên sản ở các nước Nam Châu Phi và châu Mỹ nhiệt đới.

  Có thể trồng cây thiên điểu để trưng bày ở hội trường, trồng ở các đình chùa, là cây phong cảnh tự nhiên rất hấp dẫn.
        Thân cao 1m, rễ mềm, thân lá to hình bầu dục, hình kim hoặc hình trứng, có cuống dài, mọc đối xếp thành 2 hàng. Dáng hoa độc đáo bao màu tím, đài hoa màu vàng da cam, tràng hoa màu lam sẫm, nhụy màu trắng.

hoa lạ - Kỹ thuật trồng hoa thiên điểu | hoala.vn

        Cây thiên điểu là cây chiếu sáng dài, ưa nắng, sợ ánh sáng trực xạ. Yêu cầu ấm áp, ẩm ướt, thoáng gió, tránh ngập nước, không ưa rét, sợ sương muối. Cây thiên điểu có thể mọc trên đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp nhiều mùn, pha cát. Vùng nguyên sản hoa nở vào mùa xuân, vùng khác nở vào mùa hè cho đến tháng 10. Mỗi kỳ nở hoa kéo dài 30-40 ngày, hoa nở đơn độc chỉ 15 ngày. Người ta thường dùng 2 phương pháp gây trồng là gieo hạt và tách cây.


1- Phương pháp gieo hạt

        Sau khi thụ phấn bằng nhân tạo, 80-100 ngày sau hạt sẽ chín, cần thu hái và gieo ngay. Việc gieo thường tiến hành vào giữa tháng 2 đến tháng 3. Trước khi gieo cần ngâm hạt vào nước khử trùng 0,1% sau 6-8 giờ. Luống gieo phải là đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, nhiều mùn. Gieo hạt xong phun nước và đậy tấm polyethylen, giữ nhiệt độ 25-300C độ ẩm không khí 70-80%, sau 15 ngày khi hạt nảy mầm bỏ tấm che và tiến hành chăm sóc.

        Cần chú ý độ ẩm đất tránh quá ẩm làm thối rễ. Khi cây con ra 2 lá, đem trồng vào luống với cự ly cây và hàng là 15x15cm. cánh nửa tháng rắc một lớp phân, mùa thu bón phân P.K để tăng sức đề kháng. Sau 2 năm cây cao 50cm, mỗi cây có 8-10 cành, có thể đem trồng vào vườn để sản xuất hoa.

2- Phương pháp tách cây

        Mỗi năm cây thiên điểu có thể mọc ra 4 cây con. Do gieo hạt phải mất mấy năm mới cho hoa, nên hiện nay phần nhiều dùng phương pháp tách cây để trồng.

        Nói chung thời gian tách cây vào mùa xuân hay thu, cây mới tách càng nhiều rễ càng tốt, khi nhiệt độ ổn định trên 20 o C chọn cây có khoảng 6 lá tiến hành cắt cây, bôi tro hoặc sáp rồi để nơi râm mát 2 giờ sau đem trồng, sau 1 tháng cần tăng cường chăm sóc quản lý, trong năm hoặc năm sau có thể có hoa nở.

3-Tạo luống

        Khi làm luống cần cho luống cao 40-50cm, rộng 1,80cm, tạo hình mai rùa, cự ly cây và hàng là 50-60x80- 90cm, có thể để hàng dày.

        Tốt nhất đem cây ngâm vào thuốc kích thích ra rễ trong 1 giờ, không nên trồng sâu quá, tránh ảnh hưởng ra rễ, sau khi trồng cần tưới đủ nước, tuần đầu tưới mỗi ngày 1 lần, về sau giảm dần, nhưng không để quá khô. Sau khi trồng cần phải quản lý cây bằng cách tạo đủ ánh sáng, giờ chiếu sáng ngày là 6,5 giờ, tránh nắng. Vì vậy cần chú ý đến điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng và ánh sáng.

4-Khống chế nhiệt độ

Hoa thiên điểu | hoala.vn

        Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng tháng 3-4 và tháng 10 là thích hợp nhất. Mùa hè nhiệt độ cao cây dễ bị khô, phát sinh bệnh, cho nên cần phải che bóng, chú ý thoáng gió; mùa đông cần phải che bằng tấm polyethylen.

        Nhiệt độ trong mùa ra hoa là 15-24 0C, nhiệt độ thấp sẽ kéo dài thời kỳ ra hoa. Nhiệt độ 20-24 0C là thích hợp Cho Sự ra hoa, nhiệt độ 18 0C có thể rút ngắn thời kỳ ra hoa 5-7 ngày; nếu nhiệt độ 28 0C có thể ra hoa nhưng hoa rất bé và thời kỳ ra hoa rút ngắn được 2-3 ngày, nhiệt độ 32 0C, hoa nở rất chậm, 35 0C thì không ra hoa nữa.

5-Bón phân

        Nhu cầu phân bón của cây thiên điểu ở dạng trung bình phải lấy việc bón lót là chính, trong thời kỳ sinh trưởng cứ 10-15 ngày bón thúc N, P, K 1 lần. Trong kỳ hình thành hoa bón photphat canxi 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.

6-Tỉa cành

        Đặc điểm của loại hoa này là 1 lá 1 hoa, nên kịp thời cắt bỏ lá khô, lá bệnh để tập trung nuôi chồi hoa mới, giảm bớt được bệnh hại, tiêu hao ít dinh dưỡng

7-Phòng trừ sâu bệnh

        Cây thiên điểu thường bị một số loài sâu như rệp sáp, bọ hung, ngài túi. Có thể dùng biện pháp bắt diệt và phun thuốc. Cần thoát nước tốt để tránh bệnh thối cổ rễ, bệnh gỉ sắt.

8-Khống chế thời kỳ ra hoa

        Muốn để cây thiên điểu ra vào mùa xuân, trước mùa xuân 50 ngày đem cây đặt vào nhiệt độ 5-7 0C, cho cây ngủ nghỉ sau đó chuyển cây vào nhiệt độ 18-22 0C và chiếu sáng 6 giờ mỗi ngày, tăng cường tưới nước phân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét