Từ ngày xưa, hoa trà đã được giới sành chơi cây cảnh nước ta xếp vào dòng “kỳ hoa dị thảo” tục ngữ có câu “Vua chơi lan, quan chơi trà” là thế.
Quả vậy, cành lá cây hoa trà không có gì đặc biệt, trông na ná cây chè. Nhưng cây trà lại có hoa đẹp đến kỳ lạ. Loại trà nào hoa cũng nhiều đến mức dày đặc cây, thường người trồng phải lảy bỏ bớt nụ đi. Mỗi hoa nở ra rất nhiều cánh. Hoa giống kép (bát diện) chăm tốt có thể to gần bằng cái bát con. Hoa bạch trà đặc biệt là bạch nhật toàn bông hoa một màu trắng ngần tinh khiết, trong sáng đến tuyệt trần. Hoa trà phấn hồng đặc biệt màu phớt hồng tươi tắn, đẹp như má nàng công chúa. Còn trà lựu có vẻ đẹp cuốn hút đến mê hồn, hiện rất quý hiếm, nỗi lo tiệt chủng đang đặt ra. Mỗi năm trà đơm hoa một vụ kéo dài tới vài ba tháng. Thâm hồng và phấn hồng lại nở hoa đúng vào dịp Tết nguyên đán. Bạch trà nở trước tết nhưng nếu cây to vẫn còn nhiều hoa chơi Tết, nay ta lại có thể điều khiển được để bạch trà nở rộ hoa đúng Tết. Nhưng ngặt một nỗi là trà thật khó nhân giống và khó nuôi trồng. Mấy năm qua, một số vùng có bí quyết tay nghề lại nhập giống trà Trung Quốc hình thức không đẹp như trà của ta nhưng dễ nhân giống. Cả vùng đưa trà ấy ra đồng sản xuất hàng loạt, bán giá hạ. Nhiều người mua về vì không biết chăm sóc nên thường chỉ chơi được một vụ, vả lại giống trà không chính “tông” này hoa đơn, bé, màu không đẹp nên họ chóng chán. Vì thế cây hoa trà bị xuống ngôi oan. Nên chăng những vùng còn giữ được giống trà do ông cha ta tuyển chọn từ ngày xưa như Nam Định, Hà Nội... nên nhân giống để cung cấp cho các nơi, còn những vùng đang nhân giống trà lai tạp nên ngừng sản xuất.
Còn kỹ thuật nuôi trà thì có 4 khâu cơ bản là đất trồng, môi trường, chăm sóc và sang chậu như sau:
Đất trồng:
Phần lông hút của rễ trà mảnh như sợi chỉ và rất mềm yếu, mọc hàng chùm, chỉ phát triển được theo các kheo hở của đất trồng và trong đất mùn tơi xốp. Trà rất cần nước nhưng không chịu được úng. Vì vậy đất trồng trà phải là loại đất thịt pha, có độ chua, có nhiều mùn, không bết và thật kháng nước. Loại đất này vào chậu trà sau 4 – 5 năm, các cục đất xốp trong chậu vẫn không tan, không hề bết vào nhau, sau trận mưa rào hoặc ta tưới nước bao nhiều nước vẫn thoát ra nhanh nhưng lại giữ được độ ẩm cao. Đất rắn chặt rễ, trà không phát triển được. Úng nước trà thối chết rễ. Đất vào chậu trà tốt nhất là đất bùn ao nuôi nhiều cá ở những vùng trồng được chè, đưa lên phơi khô và xếp ải càng lâu càng tốt.
Môi trường:
Trà không chịu nắng nên phải làm dàn lưới nilon, phên nứa hoặc mành mành để tạo bóng rấm mát. Nhà chơi một vài chậu thì có thể để nơi nào có bóng mát cả ngày nhất là trưa và chiều. Nên tránh nơi bị cớm các cây to hoặc sát các bức tường xây mùa hè tường nóng hầm hập. Trà cần độ ẩm cao từ 50 – 70% nên những ngày nắng nóng sáng nào cũng nên phun nước như mưa ướt đẫm toàn bộ trà và môi trường. Nếu thiết kế được dưới các chậu trà là bể nước thì thật là tối ưu. Trà ưa nơi thoáng gió nhưng tránh gió lùa.
Chăm sóc
Không bao giờ để mặt đất trong chậu trà khô thành màu trắng. Luôn phun tưới để cung cấp đủ nước và độ ẩm cho trà. Nước tưới trà phải là nước không có hóa chất, không phải là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Luôn giữ cho lá trà sạch sẽ bằng cách thỉnh thoảng dùng vòi nước bơm xịt rửa sạch hai mặt lá. Gặp trường hợp lá quá bẩn hoặc có rệp thì phải rửa từng lá. Cách rửa là lật chậu trà nằm nghiêng, kê một chậu nước to cho vừa độ cao rồi dìm từng cánh trà xuống nước mà rửa cả hai mặt lá. Xoay chậu trà để rửa được mọi cành. Nếu trà bị sâu, rệp, nhện hại thì nên hòa loãng thuốc trừ sâu loại nhẹ mà phun thật kỹ. Phân bón trà có thể dùng đa dạng, trừ phân hóa học. Các loại phân bón lá đều dùng được. Phân bón gốc là phân chuồng ủ kỹ, phân vi sinh, nước ngâm động thực vật đã hoai mục, nước hố xí tự hoại ở bể cuối cùng chứa nước trong, nước giải ... đều được Nhưng tất cả đều phải bón lượng rất ít hay pha thật loãng và mỗi tháng cũng chỉ bón tưới một vài lần thôi. Tham bón tưới nhiều trà sẽ chết.
Sang chậu:
Việc đưa cây trà ra khỏi chậu không đánh bầu, không cắt rễ, không tóm gốc nhổ lên. Phương pháp là nghiêng chậu lắc mạnh, xoay các chiều mà lay cho vầng đất tách ra khỏi thành chậu rồi đổ cây thật khéo nhằm bảo vệ được tối đa bộ rễ lụa. Việc đưa cây vào chậu mới trước tiên là phải xử lý lỗ thoát nước ở đáy chậu thật tốt. Dùng mảnh sành úp kênh trên lỗ rồi xếp một lớp xỉ cục rắn dưới đáy chậu. Nếu cây to có thể hai người cùng bê, tuyệt đối không xách cây đưa vào chậu. Nếu xách cây sẽ bị vỡ bầu, đứt rễ. Cho một lớp mỏng đất cục vào đáy chậu. Tưới nước kiểu mưa rào. Cuối cùng xếp một lớp đất cục thật to có thể cao trên mặt chậu để giảm bớt sự rửa trôi và gây váng mặt đất chậu.
Còn kỹ thuật nuôi trà thì có 4 khâu cơ bản là đất trồng, môi trường, chăm sóc và sang chậu như sau:
Đất trồng:
Phần lông hút của rễ trà mảnh như sợi chỉ và rất mềm yếu, mọc hàng chùm, chỉ phát triển được theo các kheo hở của đất trồng và trong đất mùn tơi xốp. Trà rất cần nước nhưng không chịu được úng. Vì vậy đất trồng trà phải là loại đất thịt pha, có độ chua, có nhiều mùn, không bết và thật kháng nước. Loại đất này vào chậu trà sau 4 – 5 năm, các cục đất xốp trong chậu vẫn không tan, không hề bết vào nhau, sau trận mưa rào hoặc ta tưới nước bao nhiều nước vẫn thoát ra nhanh nhưng lại giữ được độ ẩm cao. Đất rắn chặt rễ, trà không phát triển được. Úng nước trà thối chết rễ. Đất vào chậu trà tốt nhất là đất bùn ao nuôi nhiều cá ở những vùng trồng được chè, đưa lên phơi khô và xếp ải càng lâu càng tốt.
Môi trường:
Trà không chịu nắng nên phải làm dàn lưới nilon, phên nứa hoặc mành mành để tạo bóng rấm mát. Nhà chơi một vài chậu thì có thể để nơi nào có bóng mát cả ngày nhất là trưa và chiều. Nên tránh nơi bị cớm các cây to hoặc sát các bức tường xây mùa hè tường nóng hầm hập. Trà cần độ ẩm cao từ 50 – 70% nên những ngày nắng nóng sáng nào cũng nên phun nước như mưa ướt đẫm toàn bộ trà và môi trường. Nếu thiết kế được dưới các chậu trà là bể nước thì thật là tối ưu. Trà ưa nơi thoáng gió nhưng tránh gió lùa.
Chăm sóc
Không bao giờ để mặt đất trong chậu trà khô thành màu trắng. Luôn phun tưới để cung cấp đủ nước và độ ẩm cho trà. Nước tưới trà phải là nước không có hóa chất, không phải là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Luôn giữ cho lá trà sạch sẽ bằng cách thỉnh thoảng dùng vòi nước bơm xịt rửa sạch hai mặt lá. Gặp trường hợp lá quá bẩn hoặc có rệp thì phải rửa từng lá. Cách rửa là lật chậu trà nằm nghiêng, kê một chậu nước to cho vừa độ cao rồi dìm từng cánh trà xuống nước mà rửa cả hai mặt lá. Xoay chậu trà để rửa được mọi cành. Nếu trà bị sâu, rệp, nhện hại thì nên hòa loãng thuốc trừ sâu loại nhẹ mà phun thật kỹ. Phân bón trà có thể dùng đa dạng, trừ phân hóa học. Các loại phân bón lá đều dùng được. Phân bón gốc là phân chuồng ủ kỹ, phân vi sinh, nước ngâm động thực vật đã hoai mục, nước hố xí tự hoại ở bể cuối cùng chứa nước trong, nước giải ... đều được Nhưng tất cả đều phải bón lượng rất ít hay pha thật loãng và mỗi tháng cũng chỉ bón tưới một vài lần thôi. Tham bón tưới nhiều trà sẽ chết.
Sang chậu:
Việc đưa cây trà ra khỏi chậu không đánh bầu, không cắt rễ, không tóm gốc nhổ lên. Phương pháp là nghiêng chậu lắc mạnh, xoay các chiều mà lay cho vầng đất tách ra khỏi thành chậu rồi đổ cây thật khéo nhằm bảo vệ được tối đa bộ rễ lụa. Việc đưa cây vào chậu mới trước tiên là phải xử lý lỗ thoát nước ở đáy chậu thật tốt. Dùng mảnh sành úp kênh trên lỗ rồi xếp một lớp xỉ cục rắn dưới đáy chậu. Nếu cây to có thể hai người cùng bê, tuyệt đối không xách cây đưa vào chậu. Nếu xách cây sẽ bị vỡ bầu, đứt rễ. Cho một lớp mỏng đất cục vào đáy chậu. Tưới nước kiểu mưa rào. Cuối cùng xếp một lớp đất cục thật to có thể cao trên mặt chậu để giảm bớt sự rửa trôi và gây váng mặt đất chậu.
Tác giả: Lê Quang Khang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét