Phân chậm tan cho lan nên bón hay không?
Người này nói có, người kia lai nói rằng không. Vậy phải nghe ai? Nhiều người bán lan dặn dò khách hàng bỏ 2-3 muỗng phân hột vào các châu lan mỗi năm 2 lần. Có người lại nói rằng phân hột chỉ nên dùng cho loạiCymbidium mà thôi. Như vậy đúng hay hay không đúng?
Xin bạn đọc tham khảo những lời tổng hợp về phân bón dưới đây để rút ra cho mình một vài kiến thức nhất định
Trên thế giới có mấy chục ngàn loài lan, mỗi loài mọc ở một nơi có một môi trường sinh sống khác nhau. Do đó sự đòi hỏi về phân bón cho mỗi loài một khác. Lan ở trong rừng không ai bón phân mà vẫn ra hoa tốt đẹp, chúng ta bón phân cho nước đầy đủ mà vẫn không ra hoa. Xin nhớ rằng lan sống ở ngoài thiên nhiên hoang dã hấp thụ những chất cần thiết trong không khí, hay trong nước mưa, phân chim, xác côn trùng và ánh sáng mặt trời. Nhưng khi chúng ta mang về nuôi trồng, môi trường sinh sống khác hẳn, cho nên cần phải có phân bón.
Nhưng cần phải bón như thế nào mới đúng cách và dùng loại phân chậm tan nào để dưỡng cây lan với mong muốn để lan ra nhiều hoa mà không khỏi bị cháy rễ, cháy lá hay chết cây là cả một quá trình tìm hiểu và ứng dụng. Phân tích kỹ càng trong phân bón có tới 17 chất, nhưng chỉ có 3 chất thực là cần thiết thường được viết tắt là NKP, ví dụ 10-20-30.
- Nhóm đầu: chỉ số của Nitrogene (N) cần cho lá và mầm non cũng như thân cây lan. Nếu thiếu cây sẽ cằn cỗi, èo uột, lá cây vàng vọt không xanh tươi. Nếu bón nhiều lá sẽ xanh ngắt, cây sẽ mềm yếu dễ bị bệnh, bị gẫy và khó ra hoa.
– Nhóm thứ hai: chỉ số của Phosphorous hay Phosphate (K) cần cho rễ mọc mạnh, ra nhiều hoa. Nếu thiếu cây sẽ yếu đuối, mầm cây và rễ chậm phát triển và chậm ra hoa và ít hoa. Nếu bón quá nhiều cây sẽ ra hoa sớm, cây chóng già, lá sẽ ngắn lại.
– Nhóm thứ ba: chỉ số Postassium hay Potash (P) cần cho thân rễ, giúp cho cây hấp thụ chất N, và vận chuyển nhựa cây dễ dàng từ rễ tới lá. Nếu thiếu cây sẽ không được cứng cáp và ít hoa, nhưng nếu quá nhiều, cây sẽ cằn cỗi, ngọn héo rũ, đầu lá già sẽ bị cháy.
– Nhóm thứ hai: chỉ số của Phosphorous hay Phosphate (K) cần cho rễ mọc mạnh, ra nhiều hoa. Nếu thiếu cây sẽ yếu đuối, mầm cây và rễ chậm phát triển và chậm ra hoa và ít hoa. Nếu bón quá nhiều cây sẽ ra hoa sớm, cây chóng già, lá sẽ ngắn lại.
– Nhóm thứ ba: chỉ số Postassium hay Potash (P) cần cho thân rễ, giúp cho cây hấp thụ chất N, và vận chuyển nhựa cây dễ dàng từ rễ tới lá. Nếu thiếu cây sẽ không được cứng cáp và ít hoa, nhưng nếu quá nhiều, cây sẽ cằn cỗi, ngọn héo rũ, đầu lá già sẽ bị cháy.
Phân bón chậm tan cho lan có dạng như thế nào?
Phân bón có 2 dạng chính: tác động nhanh (Fast release) như phân hòa tan trong nước và phân chậm tan cho lan (Slow release). Loại phân này là dùng vỏ bọc có chất polymer để cho những hột phân bón không tan ngay trong nước, mà tan ra dần dần.
Người ta khuyến cáo rằng:
- Nếu dùng phân hòa tan trong nước, nên bón hàng tuần với liều lượng rất loãng chỉ bằng ¼ hay ½ thìa cà phê gạt cho 4 lít nước.
– Nếu dùng phân chậm tan cho lan chỉ cần bỏ 2-3 thìa cà phê trên mặt chậu rộng 6″ (15 cm) và mỗi năm 2 lần là đủ. Có loại phân nói rằng có hiệu quả trong 9 tháng như Dynamite và 6 tháng như Osmoscote. Nhưng thực tế ra sao? Điều này chúng ta cần tìm hiểu và ứng dụng để mong tìm ra kết quả.
– Nếu dùng phân chậm tan cho lan chỉ cần bỏ 2-3 thìa cà phê trên mặt chậu rộng 6″ (15 cm) và mỗi năm 2 lần là đủ. Có loại phân nói rằng có hiệu quả trong 9 tháng như Dynamite và 6 tháng như Osmoscote. Nhưng thực tế ra sao? Điều này chúng ta cần tìm hiểu và ứng dụng để mong tìm ra kết quả.
Trong các thứ phân bón thường có chất muối. Nếu có nhiều muối đọng lại trong chậu, lan sẽ bị cháy rễ và sẽ làm cây yếu đuối, còi cọc và chết dần. Bón ít không sao, bón nhiều sẽ có hại, vì vậy giới trồng lan có kinh nghiệm đã truyền tung câu: “Weekly and weakly” có nghĩa là nên bón hàng tuần và bón phân loãng.
Dùng phân chậm tan cho lan chỉ có lợi là bớt đi công việc bón phân, nhưng có nhiều điều bất tiện là:
-Thứ phân này cần phải ở trong tình trang ẩm ướt với một nhiệt độ tối thiểu là 70°F (21°C) và mới làm vỡ được vỏ bọc ngoài.
-Khi nhiệt độ lên cao khoảng 85°F (29.4°C) mà chậu lại ẩm ướt, vỏ bọc sẽ vỡ và phân bón tiết ra nhiều hay ít không sao kiểm soát được.
-Khi nhiệt độ lên cao khoảng 85°F (29.4°C) mà chậu lại ẩm ướt, vỏ bọc sẽ vỡ và phân bón tiết ra nhiều hay ít không sao kiểm soát được.
– Khi trời mưa liên tiếp vài ngày, phân bón sẽ bị nước mưa trôi đi mất.
– Phân chậm tan có tác dụng trong 3-4 tháng, những tháng đầu nồng độ phân bón mạnh hơn là những tháng cuối.
– Phân chậm tan cho lan có tác dụng tốt với những loài lúc nào cũng cần ẩm ướt như Cymbidium, hay Miltonianhưng bất lợi đối với loài Dendrobium.
– Không biết chắc được ảnh hưởng của phân nhiều hay ít. Không tốt với những loài lan cần khô ráo và không cần phân bón trong thời gian ngủ nghỉ. Nếu cứ tiếp tục bón phân, Dendrobium hay Phalaenopsis sẽ ra cây non (Keiki) thay vì ra hoa.
– Phân chậm tan có tác dụng trong 3-4 tháng, những tháng đầu nồng độ phân bón mạnh hơn là những tháng cuối.
– Phân chậm tan cho lan có tác dụng tốt với những loài lúc nào cũng cần ẩm ướt như Cymbidium, hay Miltonianhưng bất lợi đối với loài Dendrobium.
– Không biết chắc được ảnh hưởng của phân nhiều hay ít. Không tốt với những loài lan cần khô ráo và không cần phân bón trong thời gian ngủ nghỉ. Nếu cứ tiếp tục bón phân, Dendrobium hay Phalaenopsis sẽ ra cây non (Keiki) thay vì ra hoa.
- Giá bán phân chậm tan đắt hơn là phân hòa tan rất nhiều.
Câu hỏi khác tại sao các nhà kỹ nghệ trồng lan lại ưu chuộng loài phân này? Xin thưa: Tiết kiệm nhân công. Với nhà kính và trang bị tối tân họ có thể kiểm soát được nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, thời biểu tưới nước bón phân trong lúc cây mọc mạnh cũng như trong thời kỳ nghỉ hoặc thúc cho lan nở theo ý muốn. Do đó họ bón tối đa, cho cây ra nhiều, cũng vì vậy khi chúng ta mua về cây cứ tàn lụi dần, đó là ảnh hưởng của việc bón phân quá độ.
Trên thi trường hiện nay có nhiều loại phân hột do nhiều hãng chế tạo như: Scotts, Osmocote, Schultz, Dynamite, Miracle-Gro… Vậy thì nên mua loại nào? Mầu vàng, mầu xám hay xanh lá cây? Nên nhớ mầu sắc không cho ta biết phân đó ra sao, mà cần phải biết rõ thành phần các hơp chất trong phân bón. Thí dụ như: 24-4-8 hay 19-5-5 mà bón cho lan chỉ ra toàn lá, khó lòng có bông.
Để kết luận xin tóm gọn trong mấy câu:
- Lan cần bón phân, nhưng nên bón rất ít.
– Bón phân làm sao cho cây mọc mạnh và ra hoa, không nên bón quá nhiều làm cho cây tàn lụi.
– Bón phân làm sao cho cây mọc mạnh và ra hoa, không nên bón quá nhiều làm cho cây tàn lụi.
- Cần tìm hiểu thấu đáo vấn đề tưới nước bón phân hơn là nghe những lời mách bảo vô căn cứ.
Nguồn :Nguyễn Hưng Yên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét