Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Tại sao cây có thể chiết và ghép được?

Trong cấu tạo thân và cành cây có các mạch dẫn nhựa ở phần vỏ, mạch dẫn nước ở phần gỗ, giữa vỏ và gỗ có một lớp tế bào có khả năng phân chia để phát triển gọi là lớp tượng tầng.

Tại sao cây có thể chiết và ghép được?


Khi chiết cành ta phải bóc một đoạn vỏ, sau đó cạo sạch lớp tượng tầng bám vào phần gỗ. Nhựa cây được tích tụ lại ở phía trên phần vỏ đã cắt. Trong nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng và đặc biệt là các chất kích thích sinh trưởng ( chỉ yếu là chất Auxin) có tác dụng kích thích các tế bào tượng tầng phía trên vết cắt phát triển thành rễ. Bầu chiết để giữ ẩm cho tế bào và giữ cho rễ phát triển. Nếu cạo không hết lớp tượng tầng thì tượng tầng phát triển thành lớp vỏ mới và nhựa cây lại được dẫn xuống mà không tích tụ để giúp  cho việc ra rễ. Ngoài ra trong tế bào cây còn có tính toàn năng, nghĩa là bất cứ một tế bào nào của cơ thể đều có khả năng phát triển thành các bộ phận khác của cây hoặc thành cả một cây hoàn chỉnh với đủ các bộ phận. Trong điêu kiện như ở chiết cành, các tế bào phát triển theo xu hướng thành rễ. Việc nuôi cấy mô cũng là dựa vào tính toàn năng của tế bào.
Khi ghép cành, ghép mắt là người ta đã tạo điều kiện cho 2 lớp  tượng tầng của 2 bộ phận cây liên kết với nhau để tạo thành lớp vỏ và lớp gỗ với những mạch dẫn được nối liền. Hai cây ghép phải tương hợp với nhau về cấu tạo và di truyền, nghĩa là phải cùng loài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét