Cây sứ ngọc lan được một số nước Đông Nam Á trồng phổ biến nơi công viên hay nơi trang nghiêm bởi cây có tán lá đẹp và đặc biệt ra hoa rất thơm. Cây sứ ngọc lan hay còn gọi là cây ngọc lan, bao gồm hai loài cây thông dụng là cây sứ ngọc lan hoa trắng hay sứ ngọc lan hoa vàng, hai cây có cùng thuộc họ Ngọc lan Magnoliaceae.
Sứ ngọc lan hoa trắng thường được trồng ở miền Nam, có nguồn gốc từ Ấn Độ với tên khoa học là Michelia albaL.
Cây ngọc lan hoa vàng với tên khoa học là Michelia champaca L trồng ở vùng ôn đới như Đà lạt, miền Bắc, cây có nguồn gốc từ Hymalaya.
Cây ngọc lan hoa vàng với tên khoa học là Michelia champaca L trồng ở vùng ôn đới như Đà lạt, miền Bắc, cây có nguồn gốc từ Hymalaya.
1. Mô tả cây sứ ngọc lan
1.1 Cây sứ ngọc lan hoa trắng:
Thuộc cây gỗ lớn cao từ 10-15m, nhánh non có lông, phân cành dài thẳng, lá thuôn bầu dục, lá dài khoảng 15-25 cm, rộng 4-9 cm, lá xanh tươi, lá bẹ có lông trắng. Hoa màu trắng đơn độc ở chót một nhánh ngắn dạng cọng mọc ở nách lá, hoa có 10-15 cánh hoa hình giải thuôn xếp xoắn ốc.Hoa rất thơm có nhiều nhị ngắn và dẹt.Quả kép hình nón gồm nhiều đại có 8 hạt.Tuy nhiên cây rất ít khi có trái.
1.2 Cây sứ ngọc lan hoa vàng
Sứ ngọc lan hoa vàng còn gọi là ngọc lan ngà thuộc cây gỗ lớn có thể cao đến 35 mét, cũng có nhiều phân nhánh tán lá rộng, cành non có lông, lá hình bầu dục thuôn, dài 20 cm , lá có mặt trên bóng nên thấy màu xanh nhạt, có lông thưa hai mặt lá, cuống lá dài 2-4cm. Hoa màu vàng cam, nụ hoa hình thoi cao 3-4 cm, mọc đơn độc ở nách lá, cánh hoa thẳng.
Cây sứ ngọc lan cho gỗ thuộc nhóm 3 là nhóm gỗ tốt, gỗ màu nâu cứng đẹp có thể đánh bóng rất láng, dùng làm bàn ghế, tiện khắc hay gỗ dán trang trí nội thất. Hoa sứ ngọc lan có thể chưng cất dầu thơm, chế nước hoa.
Cây sứ ngọc lan cho gỗ thuộc nhóm 3 là nhóm gỗ tốt, gỗ màu nâu cứng đẹp có thể đánh bóng rất láng, dùng làm bàn ghế, tiện khắc hay gỗ dán trang trí nội thất. Hoa sứ ngọc lan có thể chưng cất dầu thơm, chế nước hoa.
2. Nhân giống và chăm sóc cây sứ ngọc lan
Cây sứ ngọc lan nói chung có thể nhân giống từ hạt hay chiết cành, tuy nhiên bên ngoài thị trường thường nhân giống bằng phương pháp chiết cành sẽ nhanh cho cây kích thước lớn và mau ra hoa hơn.
Kỹ thuật chiết sứ ngọc lan cũng tương tự như chiết các loài cây ăn quả khác. Sau khi chọn được cành, cắt và tách một vòng vỏ rộng 0,3 – 0,6 cm. Quấn quanh chỗ cắt bằng 1 dây đay hoặc gai để ngăn cho các mép võ phát triển nối lại với nhau. Lấy xơ dừa hoặc rễ lục bình đặt lên chỗ cắt rồi dùng 1 mo cau hoặc 1 miếng nylon dài khoảng 25 cm, rộng 15 cm, bọc lại, rồi buộc túm 2 đầu chắc chắn để giữ ẩm. Khi cành đã ra rễ và khi thấy rễ non chuyển sang màu vàng thì có thể cắt cành chiết khỏi cây mẹ. Và, cấy cành chiết vào túi bầu.
Thời gian đầu cần phải có giàn che, sau đó giảm độ che phủ từ từ và cho cây ra ánh sáng hoàn toàn, bằng cách giảm bớt giàn che, tăng thời gian chiếu sáng (chỉ che đậy khi nắng gắt hoặc trời mưa lớn).Khi bắt đầu trồng cây lưu ý không làm bể bầu và để nắng chiếu trực tiếp rễ sẽ làm rễ bị héo, cây có thể chết đột ngột. Khi trồng cây nhớ tháo úng không để nước ngập bầu cây.
Kỹ thuật chiết sứ ngọc lan cũng tương tự như chiết các loài cây ăn quả khác. Sau khi chọn được cành, cắt và tách một vòng vỏ rộng 0,3 – 0,6 cm. Quấn quanh chỗ cắt bằng 1 dây đay hoặc gai để ngăn cho các mép võ phát triển nối lại với nhau. Lấy xơ dừa hoặc rễ lục bình đặt lên chỗ cắt rồi dùng 1 mo cau hoặc 1 miếng nylon dài khoảng 25 cm, rộng 15 cm, bọc lại, rồi buộc túm 2 đầu chắc chắn để giữ ẩm. Khi cành đã ra rễ và khi thấy rễ non chuyển sang màu vàng thì có thể cắt cành chiết khỏi cây mẹ. Và, cấy cành chiết vào túi bầu.
Thời gian đầu cần phải có giàn che, sau đó giảm độ che phủ từ từ và cho cây ra ánh sáng hoàn toàn, bằng cách giảm bớt giàn che, tăng thời gian chiếu sáng (chỉ che đậy khi nắng gắt hoặc trời mưa lớn).Khi bắt đầu trồng cây lưu ý không làm bể bầu và để nắng chiếu trực tiếp rễ sẽ làm rễ bị héo, cây có thể chết đột ngột. Khi trồng cây nhớ tháo úng không để nước ngập bầu cây.
3. Trồng cây sứ ngọc lan trang trí sân vườn
Cây sứ ngọc lan thích hợp nơi có nhiều ánh nắng, có thể trồng cây thành hàng hay trồng đơn lẻ từng cây tạo bóng mát.Cây sứ ngọc lan thích hợp nơi đất thoát nước tốt, nhớ bót lót phân hữu cơ hoai mục và bổ sung thêm phân NPK và Lân cho rễ cây nhanh phát triển. Riêng đối với nhà đô thị chỉ cần trồng một cây sứ ngọc lan trang trí sân vườn vừa tạo bóng mát vừa cho hoa thơm cả nhà.
Vì cây sứ ngọc lan có hoa thơm nên phù hợp chọn trồng nơi đền chùa, Có nơi dùng hoa sứ ngọc lan thả vào tô nước để trưng bày trang hoàng cho phòng cưới, nhiều nước dùng lấy hương sản xuất nước hoa và kem chải tóc. Ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, hoa sứ Ngọc lan trắng thường được phụ nữ dùng cài lên mái tóc vào những dịp lễ hội.
Người Trung Quốc dùng hoa sứ Ngọc lan trắng sản xuất một loại dầu thơm gọi là “White champaca flower oil”. Tinh dầu sứ Ngọc lan trắng cũng được dùng trong một loại nước hoa nổi tiếng có tên là nước hoa Joy, do vậy đôi khi người ta còn gọi tên cho cây là Joy perfume tree.
Trong nền y học truyền thống châu Á, nước ép hay nước sắc của hoa sứ Ngọc lan được dùng chữa trị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, sốt. Hoa ngâm trong dầu dùng ngoài da trị nhức đầu, đau mắt, viêm mũi, xoang, thấp, gút, chóng mặt, viêm nhiễm và sốt. Lá dùng chữa trị các vết sưng tấy. Rễ cây sứ Ngọc lan trắng có tác dụng thông kinh, vỏ rễ dùng hạ nhiệt, hoa trấn kinh… Ở Ấn Độ, hoa của sứ Ngọc lan vàng được dùng điều trị ung thư vùng bụng.
Vì cây sứ ngọc lan có hoa thơm nên phù hợp chọn trồng nơi đền chùa, Có nơi dùng hoa sứ ngọc lan thả vào tô nước để trưng bày trang hoàng cho phòng cưới, nhiều nước dùng lấy hương sản xuất nước hoa và kem chải tóc. Ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, hoa sứ Ngọc lan trắng thường được phụ nữ dùng cài lên mái tóc vào những dịp lễ hội.
Người Trung Quốc dùng hoa sứ Ngọc lan trắng sản xuất một loại dầu thơm gọi là “White champaca flower oil”. Tinh dầu sứ Ngọc lan trắng cũng được dùng trong một loại nước hoa nổi tiếng có tên là nước hoa Joy, do vậy đôi khi người ta còn gọi tên cho cây là Joy perfume tree.
Trong nền y học truyền thống châu Á, nước ép hay nước sắc của hoa sứ Ngọc lan được dùng chữa trị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, sốt. Hoa ngâm trong dầu dùng ngoài da trị nhức đầu, đau mắt, viêm mũi, xoang, thấp, gút, chóng mặt, viêm nhiễm và sốt. Lá dùng chữa trị các vết sưng tấy. Rễ cây sứ Ngọc lan trắng có tác dụng thông kinh, vỏ rễ dùng hạ nhiệt, hoa trấn kinh… Ở Ấn Độ, hoa của sứ Ngọc lan vàng được dùng điều trị ung thư vùng bụng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét