Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Biến bãi hoang ven sông thành vườn lan tiền tỷ

Từ vốn vay hỗ trợ lãi suất làm nông nghiệp đô thị của TP.HCM, anh Nguyễn Văn Nhật (ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi) đã mạnh dạn đầu tư cải tạo bãi hoang ven sông Sài Gòn để trồng hoa lan. Nhờ chăm chỉ, yêu nghề, anh đã trở thành người sản xuất hoa lan lớn nhất nhì thành phố với lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng
Con đường đất nhỏ ngoằn ngoèo, sỏi đá dài hơn 3km dẫn chúng tôi vào vườn hoa lan của anh Nguyễn Văn Nhật. Khu vườn rộng gần 5ha được phủ kín lan Mokara đang vươn mình khoe sắc. Ít ai hình dung được khu vườn này trước đây chỉ là bãi hoang đầy lau, sậy ven sông chẳng ai thèm đoái hoài. Anh Nhật bảo: “Trước đây khu đất này chỉ trồng lạc (đậu phộng), nhưng do không hiệu quả nên bị bỏ hoang. Điều đó đã thôi thúc tôi phải tìm ra mô hình cây trồng thích hợp, bởi tôi tin đất sẽ chẳng phụ lòng người…”.
“Canh bạc” cải tạo đất
 Biến bãi hoang ven sông thành vườn lan tiền tỷ - 1
Anh Nguyễn Văn Nhật bên trang trại trồng lan tiền tỷ là bãi hoang ven sông Sài Gòn.
Từ 10 năm trước, khi nghề trồng hoa lan còn khá xa lạ với người dân TP.HCM, anh Nguyễn Văn Nhật đã có 5.000m2 trồng hoa lan. Anh tâm sự: “Hồi đó được cha mẹ cho 5.000m2 đất, tôi dồn hết vốn liếng vào trồng lan. Ai cũng nghĩ tôi quá liều vì khi đó thị trường hoa lan cắt cành chưa nở rộ như bây giờ, đầu ra cũng hiếm”.
Những ngày đầu tiên thu hoạch lan thương phẩm, anh Nhật phải chạy khắp nơi để tìm mối bán hàng. Có lẽ bởi khả năng giao tiếp khéo léo, cùng với gương mặt thật thà - lời anh Nhật - mà sản phẩm lan cắt cành của anh dần được thị trường TP.HCM và các tỉnh vùng ven chấp nhận. Anh cười: “Lúc đó cầm những đồng tiền kiếm được từ trồng lan, tôi mừng không cầm được nước mắt bởi tôi biết, mình có thể làm giàu trên mảnh đất quê hương…”.
Năm 2007, thành phố có chương trình cho nông dân vay vốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng và anh Nhật mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng NNPTNT (Agribank) để mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, do lượng vốn vay được còn hạn chế nên anh cũng chỉ biết “lấy ngắn nuôi dài”, mua mỗi lần khoảng nghìn gốc các loại giống lan của Thái Lan về trồng. Tiền lời thu được, anh lại tiếp tục đầu tư mở rộng vườn lan.
“Hồi mới vào nghề, tôi dành rất nhiều thời gian nghiên cứu sách vở, mạng internet về kỹ thuật chăm sóc hoa lan, rồi tự áp dụng trên vườn lan của mình và đúc rút kinh nghiệm. Bây giờ trồng lan không còn vất vả như trước, nhưng tôi vẫn thường xuyên thăm vườn để theo sát từng bước phát triển của cây” - anh Nhật nói.
Mặc dù doanh thu từ trồng lan đã lên tới tiền tỷ, nhưng thấy thị trường lan cắt cành còn rộng mở nên anh Nhật vẫn không ngừng tìm tòi, nghĩ cách phát triển vườn lan hơn nữa. Năm 2013, nhận thấy những diện tích đất bãi ven sông còn bỏ hoang nhiều, anh Nhật quyết định dồn toàn bộ vốn liếng thu được từ trồng lan, cộng với khoản vay từ hỗ trợ lãi suất của Agribank (lúc này đã lên tới 2,5 tỷ đồng) để mua thêm gần 5ha đất hoang. “Thấy tôi mua đất hoang, rồi thuê máy bơm cát từ sông lên để san lấp mặt bằng, cải tạo đất, nhiều người tỏ ra nghi ngờ làm vậy biết bao giờ mới thu hồi được vốn. Tôi vẫn bảo vệ quan điểm của mình, đất hoang rồi sẽ nở hoa…” - anh Nhật kể.
Kiên trì như vậy, vườn lan của anh Nhật dần tươi tốt và đến nay đã trở thành một trong những vườn lan có quy mô lớn nhất nhì TP.HCM. Mỗi tháng, sau khi trừ chi phí anh thu lời từ 100 - 180 triệu đồng. “Hiện tại, sản phẩm lan cắt cành của tôi không chỉ gói gọn ở thị trường TP.HCM và các tỉnh lân cận nữa mà đã vươn xa khắp đất nước, trong đó khoảng 60% sản lượng tập trung cho thị trường Hà Nội, 20% cho thị trường Huế” - anh Nhật tự hào nói.
Mong Việt Nam tự sản xuất được giống lan
Đến nay ở tuổi 52, anh Nhật đã trở thành “bậc thầy” trong nghề trồng lan. Đặc biệt, vườn lan của anh cũng là địa chỉ được nhiều nông dân TP.HCM và các tỉnh lân cận tìm đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Anh cho biết: “Trồng lan không khó nhưng để cây cho giá trị kinh tế cao, người trồng phải biết cách chăm cho hoa đẹp và thu hoạch đúng thời điểm thị trường có nhu cầu lớn. Muốn vậy, ngoài việc chọn được giống lan tốt, bà con phải nắm rõ các bước phát triển của cây như: Một ngày chiếu sáng 8 giờ, nếu không đủ sẽ khó ra hoa. Ở thành phố thường phải che lưới để làm giảm cường độ chiếu sáng, nhưng tăng thời gian chiếu sáng…”.
 Biến bãi hoang ven sông thành vườn lan tiền tỷ - 2
Ði thăm vườn lan được xây dựng quy củ, chia thành nhiều khu vực riêng như khu làm giống, cho bông... với hệ thống tưới nước bán tự động, chúng tôi càng cảm phục tinh thần ham học hỏi của anh nông dân Nguyễn Văn Nhật. Anh chia sẻ, việc chia thành khu vực riêng không chỉ giúp người trồng điều tiết được lượng cây cho hoa phù hợp với nhu cầu thị trường mà còn giảm bớt nhân công chăm sóc. “Nếu như trước đây cần tới 5 - 7 người chăm sóc cho 1ha lan thì nay chỉ cần 3 nhân công trực tiếp là đủ” - anh Nhật nói.
Từ sản xuất hoa lan cắt cành, hiện anh Nhật đã có cuộc sống khá giả với căn biệt thự khang trang và 2 chiếc xe ô tô dùng đi giao dịch. Mặc dù mỗi tháng đút túi gần 200 triệu đồng lợi nhuận, anh Nhật vẫn luôn trăn trở đến khi nào Việt Nam mới sản xuất được giống lan đạt tiêu chuẩn. “Hiện tại, người trồng lan trong nước đang phải mua cây giống từ Thái Lan rất đắt đỏ, trung bình mỗi ha mất khoảng 2,5-3 tỷ đồng. Mặc dù trong nước đã có nhiều nơi sản xuất được giống lan, nhưng do kỹ thuật còn hạn chế nên chỉ khi nào ra bông mới biết được màu sắc của nó. Mong sao thời gian tới chúng ta sản xuất được giống lan tốt, đạt chuẩn để giúp nông dân giảm chi phí, tăng lợi nhuận” - anh Nhật trải lòng.


Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

30 mẹo hữu ích để có một khu vườn đẹp mà không tốn nhiều công chăm sóc

Nếu bạn nghĩ rằng phải cần đến kinh nghiệm của một chuyên gia mới có một khu vườn đẹp, cây cối phát triển, không bị sâu bọ, cỏ dại cắn phá... thì đã đến lúc suy nghĩ lại rồi đấy. Chỉ cần ghi nhớ và làm theo 30 mẹo làm vườn đơn giản như dùng trứng đuổi sâu bọ, dùng chai lọ rỗng để tưới cây, dùng lưới lọc cà phê để tưới nước, làm cỏ trong ngày mưa... là bạn sẽ có một mảnh vườn đẹp mà chẳng tốn nhiều công chăm sóc.

mẹo làm vườn hữu ích

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Triệu phú 8x làm giàu từ lan rừng

Từ trung tâm xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, men theo con đường trải dài chừng 5km lởm chởm đá để vào thôn Tân Bình 1 (xã Lộc Thanh). Khi vào tới cổng văn hóa thôn, trước mắt chúng tôi là một vườn lan rừng xanh ngút, đó là vườn lan của “triệu phú 8x” Phạm Trường Sơn (27 tuổi, xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc).
Vốn “yêu” cây lan rừng từ nhỏ nên học hết lớp 12, Sơn không tiếp tục theo đuổi con chữ mà anh quyết định tìm đến cây lan rừng để tạo sự nghiệp riêng cho bản thân.
Sơn tâm sự: “Ai cũng có một niềm đam mê riêng và niềm đam mê ấy sẽ đưa ta tới thành công nếu ta quyết tâm đeo đuổi đến cùng. Từ lúc học cấp 2, tôi đã yêu thích loài hoa được mệnh danh là “nữ hoàng sắc đẹp” (hoa phong lan hay còn gọi là lan rừng). Qua nhiều năm mày mò, tìm kiếm, sưu tầm rồi nhân giống và giờ đây những giò lan trong vườn của tôi đã đơm chồi, nở hoa”.
Thông qua việc nắm bắt thị hiếu của người dân, Sơn nhận thấy nhu cầu chơi hoa phong lan ngày một nhiều và anh quyết định thuyết phục gia đình giúp vốn để mình khởi nghiệp bằng nghề trồng lan rừng.
Ông Phạm Ngọc Điều, bố của Sơn chia sẻ: “Thấy con mình không ăn, không ngủ mà dồn hết tâm trí vào mấy bụi lan rừng đưa ở đâu về làm tôi vô cùng lo lắng. Nhưng rồi, khi nghe dự định mở vườn trồng lan của con, vợ chồng tôi mới hiểu ra ý tưởng của con và ủng hộ hết mình. Ngoài ra tôi cũng góm góp hết vốn liếng của gia đình để giúp con phát triển vườn lan”.
Để có được các giống lan rừng đẹp và quý hiếm như hiện tại, Sơn đã bỏ công nhiều năm liền đi tới nhiều vườn trồng lan có tiếng khắp các vùng trong và ngoài tỉnh để sưu tầm rồi mua về nhân giống.
Phạm Trường Sơn bên sản phẩm lan rừng của mình
Phạm Trường Sơn bên sản phẩm lan rừng của mình
Trong khoảng thời gian 6 năm liền, Sơn đã sưu tầm được nhiều giống lan rừng quý là các giống như lan Long tu, lan Kim điệp và lan Giả hạc Di Linh, Đen rô… Sơn còn tự mình làm giàn, nhà lưới, lắp đặt cả hệ thống tưới nhỏ giọt tự động để bắt đầu cho công việc “nuôi” và kinh doanh lan rừng.
Theo Phạm Trường Sơn, khí hậu ôn hòa tại vùng Bảo Lộc (Lâm Đồng), rất thích hợp để lan rừng sinh trưởng và phát triển. Nhờ vậy, bên cạnh các giống lan rừng, thì Sơn còn trồng thêm giống lan Úc (lan Hoàng phi hạc) để làm đa dạng vườn lan và tăng thêm nguồn thu nhập.
Chỉ sau 2 năm nhân giống, với lòng quyết tâm không mệt mỏi, đến nay Sơn đã có một vườn lan rộng khoảng 500m2; trong đó, có khoảng 2/3 diện tích sẽ được xuất bán vào dịp Tết cuối năm nay.
Nói về công việc trồng lan của mình, Sơn bộc bạch: Trừ mọi chi phí, mỗi năm vườn lan này mang lại cho Sơn nguồn thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng. Theo dự định, trong thời gian tới anh sẽ mở rộng vườn lan của mình lên 1500m2.
Khách đến mua lan của Sơn
Khách đến mua lan của Sơn
“Có được thành quả như hôm nay, không phải là chuyện dễ dàng bởi lẽ nếu không biết tính toán thì sẽ rất dễ thất bại. Trồng lan không vất vả, nhưng phải am hiểu tập tính sinh trưởng của từng loài lan để có cách chăm sóc hợp lý”, Sơn chia sẻ thêm.
Nói về đầu ra sản phẩm, theo Sơn thì thú chơi cây kiểng hiện nay thì lan rừng vẫn là số 1. Vì thế tôi không phải tìm mối để bán mà tự khách hàng tìm đến vườn để đặt mua. Hiện nay, trong vườn Sơn có nhiều dò lan quý có giá từ 10 – 15 triệu đồng. Khách hàng không chỉ tìm đến mua lan mà thường ngày họ còn tìm đến để học hỏi cả kinh nghiệm trồng lan.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, Phạm Trường Sơn còn là một thanh niên năng động, nhiệt tình làm tốt công tác tập hợp, phát huy sức mạnh đoàn kết trong thanh niên nông thôn. Mô hình trồng lan rừng của anh cũng đang được Ban chấp hành Đoàn xã Lộc Thanh xem xét, nhân rộng cho các đoàn viên, thanh niên tại địa phương để họ vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng nông thôn mới. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm, năm 2012, Phạm Trường Sơn vinh dự được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng. Cuối năm 2014, Sơn được nhận giải thưởng Lương Định Của.


Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Bí kíp trồng và chăm sóc lan mùa đông luôn nở hoa tươi rói

Hoa lan là một loại hoa được nhiều người sành chơi ưa chuộng. Vào mùa đông cây lan thường dễ bị úa vàng và có thể chết cây. Vì vậy cần biết cách trồng và chăm sóc cây đúng cách.

Kỹ thuật trồng lan không quá khó, hơn nữa lan là cây trồng dễ chăm sóc nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.

Kỹ thuật trồng hoa lan cần chút tỉ mỉKỹ thuật trồng hoa lan cần chút tỉ mỉ
Trồng trong chậu
Nên trồng vào các chậu đất nung sẽ giúp phong lan phát triển tốt hơn. Chọn chậu có nhiều lỗ thoáng. Trước khi trồng hoa, phải rửa sạch chậu. Nên cho đất to xuống đáy chậu và đất nhỏ trên bề mặt.
Trồng ghép trên thân cây khác
Có thể dùng thân cây còn sống để trồng ghép, nhưng cần tỉa bớt tán nhánh. Chú ý là không phải vị trí nào của thân cây cũng có thể ghép được. Cây chỉ phát triển tốt khi chúng được ghép ở phía ánh sáng ban mai chiếu vào (hướng đông). Cách trồng này thích hợp cho hầu hết các giống lan, đặc biệt là lan rừng.
Có nhiều cách trồng hoa lanCó nhiều cách trồng hoa lan
Nếu muốn ghép lan với các thân cây đã chết, bạn phải cắt cây thành khúc ngắn để dễ treo. Nên chọn những cây mục và bóc vỏ đi vì vỏ sẽ là nơi trú ẩn của côn trùng phá hoại. Buộc một miếng xơ dừa vào thân cây để giữ ẩm rồi buộc chằng lên đó gốc lan. Nếu bạn trồng vào những ngày mưa hoặc thời tiết quá ẩm thì không cần phải buộc xơ dừa.
Trồng thành băng xơ dừa
Chọn xơ của những quả dừa già và khô rồi xé ra từng mảnh to bằng nửa bàn tay. Sắp các mảnh sát nhau thành băng dài trên giàn gỗ hoặc tre và giữ chặt chúng lại bằng 2 thanh nẹp tre. Để tránh úng nước, bạn có thể đục một lỗ nhỏ dưới miếng xơ dừa rồi mới trồng. Sau 2-3 năm, khi xơ dừa đã mục có thể thay băng khác.
Cách chăm sóc lan mùa đông
Dùng nước để giữ ẩm và điều hoà nhiệt độ, do khả năng hoà tan khoáng và dự trữ nhiệt năng. Do nhiệt dùng của nước rất cao nên cần tạo sương nhân tạo (bằng bơm, xịt phân tán nước thành hạt rất nhỏ) ướt toàn bộ giá thể (lồng lan) và cây, ưu tiên cho bộ rễ khí sinh vào 1 hoặc 2 thời điểm trong ngày: trước bình minh, sau hoàng hôn tắt nắng. Tuyệt đối không phun dưới trời nắng gắt vì gây sốc (Stress) sinh lý và chảy khảm (do các giọt nước hội tụ ánh nắng gây ra).
Mùa đông cần biết cách chăm sóc hoa lan đúng cáchMùa đông cần biết cách chăm sóc hoa lan đúng cách
Treo lồng lan vào một nơi kín gió nhưng không tối, bảo đảm cân bằng "thu chi" nước và quang hợp bình thường. Bón thúc cho lan bằng NPK hữu cơ vi sinh (loại dùng cho sinh vật cảnh có hàm lượng N < 10%) hoà tan 10 - 15 g/lít nước sạch. Nếu có điều kiện phun cho lan bằng nước gạo mới vo, nước ngâm ốc, trai... đã hả mùi. Tuyệt đối không rắc đạm đơn (đạm mono) vì gây xót rễ, sùn ngọn, tốt lá, xấu hoa.


Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

5 loài cây đẹp mà ẩn tàng chất độc chết người

Nổi tiếng với chất độc và những vụ giết người mà cô viết, Agatha Christie là nữ hoàng của những câu chuyện đầu độc bằng thực vật. Nhưng làm thế nào những vụ giết người xảy ra?
Agatha Christie là một nhà văn trinh thám người Anh. Với hai nhân vật thám tử nổi tiếng, Hercule Poirot và bà Marple,  Christie được coi là một trong những cây bút tài năng nhất của thể loại này và được danh xưng là "Nữ hoàng trinh thám". Hầu như tất cả tác phẩm của bà đều đã được chuyển thể thành phim. Một số tác phẩm đã được chuyển thể nhiều lần như Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông, Án mạng trên sông Nin, Chuyến tàu 16h50,...
Khi nhắc đến những câu chuyện của Agatha Christie, mọi người thường tưởng tượng ra một căn nhà đồng quê với một góa phụ lớn tuổi, giàu có với những cô cháu gái, cậu cháu trai tham lam. Bà sẽ từ giã cõi đời bởi một cốc trà nóng hổi có chứa chất asen (thạch tín).
Thạch tín chỉ là một trong những chất độc điển hình xuất hiện trong những câu chuyện của Agatha. Cô ấy sử dụng các chất độc từ thực vật nhiều hơn hẳn. Những loại độc là Agatha tiếp cận có sẵn ngay trong vườn ươm, thậm chí vườn riêng của gia đình. 5 loại cây độc nhất mà Agatha đã khám phá ra là gì?
Cây thầu dầu - truyện Ngôi nhà ẩn tàng chết chóc
 5 loài cây đẹp mà ẩn tàng chất độc chết người - 1
Dầu thầu dầu khá phổ biến nên loài cây này được trồng thương mại ở nhiều nơi. Chúng cũng thường hay được trồng làm cảnh trong vườn. Hạt thầu dầu chứa ricin, một độc tố có thể giết chết một người trưởng thành. Nạn nhân nổi tiếng nhất của chất ricin là Georgi Markov. Vào năm 1978, trên cầu Waterloo, London đã có một viên đạn được bôi chất ricin bắn vào mặt sau đùi của ông. Ricin đi vào trong máu làm cản trở sự phục hồi của vết thương khiến ông chết 4 ngày sau đó.
Agatha Christie sử dụng ricin trong Ngôi nhà ẩn tàng chết chóc khi ba thành viên của cùng một gia đình nạn nhân ăn bánh mì tẩm ricin. Mặc dù ăn phải chất ricin được coi là ít rủi ro hơn so với tiêm trực tiếp vào cơ thể, vẫn không nên ăn hạt thầu dầu. Một số lượng nhỏ hạt giống khi nhai cũng có thể gây tử vong.
Cây mao địa hoàng - truyện Hẹn với tử thần, Ngôi nhà cổ quái, Cánh cổng định mệnh
 5 loài cây đẹp mà ẩn tàng chất độc chết người - 2
Mao địa hoàng được sử dụng rộng rãi trong y học và sử dụng để chế xuất dược liệu trong suốt hàng trăm năm. Các hợp chất digitalistrong cây ảnh hưởng đến tim, làm chậm và tăng cường co bóp tim. Với liều lượng thích hợp, hợp chất digitalis điều trị hiệu quả với các bệnh khiến nhịp tim đập nhanh và loạn. Tuy nhiên nếu quá nhiều sẽ làm tim đập chậm và dừng lại, khiến nạn nhân chết nhanh chóng.
Christie sử dụng cả cây mao địa hoàng hay thuốc chứa digitalis để giết nạn nhân trong tác phẩm. Mao địa hoàng ra hoa vào năm thứ hai sau khi trồng. Trong truyện, cây được trồng bên hiên nhà và hoa vô tình xuất hiện trong món ăn tối.
Cây độc cần - truyện Năm chú lợn con
 5 loài cây đẹp mà ẩn tàng chất độc chết người - 3
Có hai loại độc cần, nhưng chúng có chứa các chất độc khác nhau. Loài Cicuta chứa một chất độc thần kinh gây co giật. Loài spotted chứa coniine, cũng là một chất độc thần kinh, nhưng lại gây ra tê liệt.
Agatha Christie sử dụng chất độc khét tiếng này trong tiểu thuyết Năm chú lợn con. Amyas Crale đã bị giết bởi một chiết xuất của cây độc cần, coniine, thêm vào bia của mình. Các tác dụng làm tê liệt chậm của hợp chất khiến ông ngã quỵ trước giá vẽ của mình. Mặc dù vẫn còn tỉnh táo nhưng ông không thể khóc hay ra báo hiệu. Ông qua đời khi coniine cuối cùng làm tê liệt các cơ hô hấp
Cây cà độc dược - truyện The Cretan Bull, The Caribbean Mystery, The Thumb Mark of St. Peter
 5 loài cây đẹp mà ẩn tàng chất độc chết người - 4
Cây cà độc dược chỉ là một trong nhiều loài thực vật có chứa các hợp chất atropine gây chết người ở. Atropine ảnh hưởng đến các dây thần kinh, làm tăng nhịp tim, giảm mồ hôi, và giãn tròng. Nước ép của quả cà từng được phụ nữ thời kì phục hưng nhỏ vào mắt để khiến đồng tử trông to tròn hơn. Atropine vẫn được sử dụng ngày hôm nay, với liều lượng thích hợp, để giúp các bác sĩ kiểm tra mắt chính xác hơn.
Nhà văn Christie dùng atropin để tạo ra ảo giác đáng sợ cho những nạn nhân. Họ lái xe điên cuồng và tự gây ra tai nạn.
Cây phụ tử - truyện Chuyến tàu 16h50, They Do It With Mirrors
 5 loài cây đẹp mà ẩn tàng chất độc chết người - 5
Các thành phần độc hại của cây phụ tử là aconitin, một chất độc thần kinh mạnh gây chết người với số lượng nhỏ ở dạng nguyên chất. Triệu chứng xuất hiện khoảng mười lăm phút sau khi uống; có một cảm giác bỏng rát trong miệng và cổ họng. Đau đớn và co giật khiến các nạn nhân chết sau bốn giờ. Aconitin có thể gây chết người khi ăn vào, tiêm hoặc bị hấp thụ qua da. Những người làm vườn nên đeo găng tay khi xử lý loại cây này.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317