Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Kinh nghiệm trồng hoa lan

  Hiện nay nghề trồng hoa lan phát triển rất mạnh. Hoa lan Việt Nam có rất nhiều chủng loại, mỗi loại mang một vẻ đẹp khác nhau. Mùi hương quyến rũ cùng với vẻ đẹp kiêu sa của chúng đã làm mê hoặc biết bao người. Có nhiều loài thích hợp trồng như Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda, Cattleya… Đây là những loài ra hoa khỏe, đẹp và bền cây, cho thu hoạch liên tục. Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên chọn: Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp.

 Thiết kế vườn hoa lan

- Nếu trồng để kinh doanh cần thiết kế khung giàn lan làm bằng sắt chắc chắn, đảm bảo bền, chống gió bão. Giàn che ánh sáng dùng lưới màu xám hay xanh đen. Giàn đặt chậu bằng sắt, giàn treo bằng tầm vông hay sắt ống nước. Hàng trồng nên thiết kế vuông góc với hướng đi của ánh nắng.

- Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy , nguyệt quế … để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn…xung quanh.

Chọn giống hoa lan: Có rất nhiều loài:

- Loài thích hợp cho trồng lan kinh doanh là các giống: MoNaKa, Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda, cattleya…là những loài hoa khỏe, đẹp và bền cây, cho ra hoa liên tục. Nên trồng nhiều chủng loại, nhiều màu sắc sẽ dễ tiêu thụ trên thị trường.

- Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp vì đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa.

- Trồng lan có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm, chọn tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.

Chuẩn bị giá thể và chậu trồng hoa lan :

Giá thể để trồng lan có thể dùng than gỗ, xơ dừa, vỏ đậu phộng.

+ Than gỗ nung chặt khúc, kích thước 1 x 2 x 3cm, đem ngâm, rửa sạch, phơi khô.

+ Xơ dừa xé tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tamin và mặn, phơi khô. Mụn dừa cần rửa sạch phơi khô. Vỏ dừa chặt khúc 1 x 2 x3cm xử lý nước vôi 5%.

+ Vỏ đậu phộng: Dùng vòi nước phun nhiều lần để lượt bỏ một số tạp chất, giảm nhiệt, chất dầu, sau đó cho vỏ đậu phộng vào chậu bằng nhựa hay khay đất nung, kích cở tùy loại và độ tuổi. Nếu trồng trên luống thì cho vỏ đậu phộng vào luống dày 20cm. Nếu trồng kinh doanh thì dùng giá thể là vỏ đậu phộng thì giá thành rẻ hơn. Ngoài ra vỏ đậu phộng hút nước ít, độ ẩm vừa phải, lan ít bị nấm hơn.

Cách trồng hoa lan:

- Trồng trên luống: Làm luống rộng 80cm, dài tùy khổ đất, cho vỏ đậu phộng vào dày 20cm. Hai đầu luống có thể dùng cột bêtông hay cột sắt để căng dây cáp, mỗi luống cần 3 hàng dây cáp nhỏ trên thanh ngang để định vị cho cây lan. Có thể điều chỉnh độ cao của dây cáp theo sự phát triển của lan.

- Nếu dùng lan cấy mô thì khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con. Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây thun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6 -7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Thay chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám…

* Lưu ý: Lan trồng trong chậu lâu ngày ra hoa ít, cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.

Chăm sóc hoa lan:

Lan là cây trồng dễ chăm sóc, nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất cho lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.

- Ánh sáng: Lan không chịu ánh sáng mạnh, cần làm giàn lưới che bớt ánh sáng, khi mới trồng nên làm lưới che hai lớp. Ánh sáng khoảng 65 - 70% là tốt nhất. Sau khi trồng xong tưới nước luôn (tưới phun sương) và duy trì 2 lần/ngày. Sau trồng 3 ngày tưới vitamin B1, pha 1cc/lít để kích thích ra rễ. Sau 7 ngày tưới phân NPK 30 – 10 – 10, liều lượng 5 – 10g pha vào bình 8 lít để phun. Khi cây nảy chồi mới, cây ra rễ nhiều ta tăng lượng phân bón.

- Phân bón: Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn. Phân bón thích hợp cho các thời kỳ này là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển.

- Tưới nước: Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết. Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sít nhau. Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh. Nước tưới cho lan không quá mặn, phèn và clor dưới ngưỡng cho phép, pH 5,6. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.

- Phòng trừ sâu bệnh: Lan là cây cũng dễ bị sâu bệnh, nhất là trong điều kiện chăm sóc kém, điều kiện môi trường không thuận lợi. Tùy theo từng loại sâu bệnh mà dùng các loại thuốc thích hợp. Liều lượng và nồng độ phun cần theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Nếu lan bị các loại sâu hại thân lá có thể dùng các thuốc chứa hoạt chất Fenitrothion, Trichlorfon như Ofatox 400EC, hoạt chất Cartap như Patox 95SP hay Captafon, Captan hoặc Actara 25WG. Lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm dùng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC. Lan bị nấm, vi khuẩn hay virus gây nên tình trạng cháy lá từng đám, vết cháy lan tròn dần, bệnh thối rễ dùng Zinep, Starner 20 WP hay Benomyl.

Thu hoạch và bảo quản hoa lan

Hoa cắt cành ngâm trong dung dịch khoảng 15phút giúp hoa lâu héo, sau đó bọc lại bằng giấy báo.

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2020

kỹ thuật cách trồng hoa phong lữ thảo

  Hoa phong lữ thảo khá đẹp, hay được các chị em mua về bày dịp Tết, chỉ cần chú ý 1 chút tới kỹ thuật trồng cây, phong lữ thảo sẽ cho ra những chùm hoa tươi đẹp.

Hoa phong lữ đa dạng với nhiều màu sắc mang ý nghĩa khác nhau. Hiện nay ở Việt Nam, phong lữ thảo rất được các chị em ưa thích trồng ở ban công đem lại vẻ rực rỡ cho mùa đông lạnh giá. Để có thể có những chậu phong lữ thảo trang trí, hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng cây và chăm sóc loại hoa xinh đẹp này.

Đặc điểm hoa phong lữ thảo

Thân: Phong lữ là cây thân thảo lâu năm, mọc thẳng đứng, phân nhánh nhiều. Thân cây tròn có lông tơ nhỏ bao phủ. Khi trưởng thành sẽ cao khoảng 20 – 50 cm.

: Những chiếc lá hình oval mọc đối trên thân cây mọc nước. Lá phong lữ thảo có màu xanh sẫm, trên bề mặt có lớp lông dày nhám bảo vệ lá khỏi các loài côn trùng. Phong lữ thảo lá thơm có mùi thơm đặc biệt tỏa ra từ tinh dầu có trong lá. Khi vò nát sẽ ngửi thấy mùi hương toát ra từ lá, có thể là mùi chanh, bạc hà, thông, trái cây, thậm chí là cả socola. Chính vì mùi hương tuyệt vời mà loại phong lữ thảo này được ví như "Thiên thần nước hoa".

Hoa phong lữ thảo
Kỹ thuật trồng cây và chọn giống đúng đắn sẽ cho ra những chậu phong lưz thảo đẹp mắt

Hoa: Có hai loại là phong lữ thảo đơn (5 cánh) và kép với những màu đặc trưng như trắng, hồng, cam nhạt, cam, đỏ, đỏ tươi, tím và hai màu. Phong lữ thảo vua với cánh hoa to, thường có màu tím, hồng tím pha màu rất đẹp. Trái: Quả của phong lữ thảo có hình dạng như mỏ sếu nên trong tiếng Anh, nó được gọi dưới tên Geranium do xuất xứ từ chữ Hy Lạp "geranos" nghĩa là con sếu.

Kỹ thuật trồng hoa phong lữ thảo

Giâm cành: Chọn cắt cành giâm từ cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại. Trên cây mẹ chọn cắt đoạn cành bánh tẻ (thân có màu xanh nâu, không quá già nhưng cũng không được non quá).Mỗi đoạn hom giâm dài khoảng 10 cm, có ít nhất 2-3 mầm mắt khỏe.Dùng dao sắc cắt vát một góc 45 độ để có diện tích tiếp xúc với giá thể lớn nhất sẽ cho tỷ lệ ra rễ cao nhất.Cắt bỏ hết các lá chỉ chừa lại phần cuống lá khoảng 1-2 mm. Có thể giâm cành trực tiếp vào chậu, vào bầu hoặc trên luống ươm cho ra rễ, phát triển thành cây con rồi mới đem cấy vào chậu.

Giống các loại cây khác, phong lữ thảo có thể được trồng bằng kỹ thuật trồng cây từ hạt hoặc giâm cành
Giống các loại cây khác, phong lữ thảo có thể được trồng bằng kỹ thuật trồng cây từ hạt hoặc giâm cành

Gieo hạt:Có thể lấy hột từ trái sau mùa hoa, hoặc muahột từ nước ngoài. Mỗi túi hột giống chứa khoảng 20 hột.Hột khá nhỏ.Từ lúcgieo cho tới lúc có hoa mất khoảng 18 – 20 tuần.Đổ chất trồng vào chậu nhựa có lổ thoát ở đáyChất trồng gồm đất, xơ dừa, tro trấu.Tỷ lệ bằng nhau, trộn đều.Cũng có thểdùng đất vườn. Gieo hột thành hàng cách nhau 2cm. Khoảng cách hột trên mỗi hànglà 5cm. Tưới sương mỗi sáng và phủ kiếng hay giấy nylon trong để giữ ẩm.Sau 2 tuần mở giấy nylon hay bỏ kiếng ra,tránh tưới nước cho đất thoáng ráo để tránh thối. Khi lá đầu tiên phát triển,phải trồng riêng ra chậu nhỏ. Bứng và nâng bằng 2 ngón tay cây con có kèm theo chút đất trồng.

Chăm sóc khi trồng hoa phong lữ thảo

Chăm sóc là bước quan trọng trong kỹ thuật trồng câyChăm sóc là bước quan trọng trong kỹ thuật trồng hoa phong lữ thảo

Bón phân: Phong lữ thảo thích hợp trồng trong chậu, giò treo. Muốn cho cây nở hoa rực rỡ trong suốt mùa, nên bón phân đều đặn 2-4 tuần/lần.

Lượng nước: Phong lữ thảo không yêu cầu nhiều nước nên nên chỉ cần cưới 1-2 ngày/lần khi thấy mặt đất đã se khô để tránh úng rễ. Tuy nhiên, nếu cây rụng lá nhiều là lúc đó đã bị thiếu nước.

Ánh sáng: Phong lữ thảo sống tốt trong cả điều kiện nhiều sáng hoặc bán nắng, bán râm.

Thời gian nở hoa: Hoa nở rộ nhiều đợt suốt từ mùa đông đến hè; và sẽ lại nở khi không khí lạnh kéo đến. Mỗi đợt hoa từ khi bắt đầu nở cho đến khi tàn kéo dài hơn 2 tuần.

- Sau khi hoa tàn, dùng dao sắc cắt bỏ thân cây sát gốc, tỉa bỏ lá già, xới xáo mặt bầu, bón thêm phân, tưới đủ nước cây sẽ tiếp tục đâm chồi để cho những lứa hoa mới.

Kỹ thuật cách trồng giàn hoa sử quân tử

  Sử quân tử là một loại dây leo, mọc tựa vào cây khác hoặc vào hàng rào, được sử dụng nhiều trong trang trí do màu hoa đỏ đẹp, cây xanh quanh năm và có kỹ thuật trồng cây khá dễ.

Cây hoa sử quân tử (Quisqualisindica) còn được gọi là cây trang dây, dây giun, quả giun, quả nấc và cây trang leo, có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản. Đây là loài cây leo, hoa có cánh nhỏ xinh, màu hồng phơn phớt trắng hoặc màu đỏ tươi mọc thành từng chùm khoe sắc trong nắng sớm, rung rinh khi cơn gió thổi nhẹ qua. Hoa Sử quân tử toát lên vẻ đẹp giản dị, nhẹ nhàng.

Hoa sử quân tử hay còn gọi là hoa giun có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản

Hoa sử quân tử hay còn gọi là hoa giun có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản

Có nguồn gốc từ Châu Á, Châu Phi nhiệt đới và hiện tại phân bố rộng khắp Việt Nam, loài hoa này là cây leo thân gỗ, phân cành nhánh nhiều, cành non mềm mảnh. Lá đơn mọc đối dạng trái xoan. Hoa trắng, phớt hồng hay đỏ xen lẫn nhau, mọc thành chùm ở đầu cành. Lúc mới nở hoa màu trắng, chuyển dần sang hồng, khi đủ nắng cánh hoa lại mang màu đỏ thắm, khi tới có màu phớt tím, có mùi thơm dễ chịu.

Chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây, người dân sẽ có được giàn hoa đẹp như ý muốn

Chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây, người dân sẽ có được giàn hoa đẹp như ý muốn

Trong bố trí cảnh quan đô thị, hoa sử quân tử được trồng trên những vỉa hè hẹp hoặc trên hành lang của những cây cầu theo những giàn sắt uốn lượn đủ kiểu. Những nhánh hoa tử mềm mại tựa vào phủ kín giàn, khoe những cánh hoa hồng, đỏ nhỏ xinh làm giảm vẻ thô cứng của những cây cầu và phủ xanh những vỉa hè hẹp.

Kỹ thuật trồng hoa sử quân tử

Sử quân tử có thể được trồng bằng gieo hạt hay giâm cành. Thông thường, hoa nở rộ vào mùa khô (các tỉnh phía Nam) và mùa hè (phía Bắc), sau đó cho quả. Sau khi phơi khô, người dân có thể bóc vỏ, lấy hạt ngâm vào nước ấm trong 6 giờ, rồi gieo vào đất xốp, ẩm. Sau 1 tháng, hạt sẽ nảy mầm và sau hai năm cây đã có hoa.

Hoa trang leo có màu phớt hồng trắng và có mùi thơm nhẹ nhàng

Hoa trang leo có màu phớt hồng trắng và có mùi thơm nhẹ nhàng

Nếu giâm cành, người chơi hoa cần chọn cành bánh tẻ, to, khỏe cắt 1 đoạn dài 20cm, ngâm vào nước khoảng 20 phút, sau đó cắm nghiêng xuống đất nơi vườn ươm hay ngay chân hàng rào. Sau hơn 10 ngày, cành giâm sẽ bén rễ, mọc mầm, sau 1 năm đã có hoa.

Cách chăm sóc hoa sử quân tử

Cây trang leo cần được trồng ở nơi nhiều nắng và ánh sáng tự nhiên, thoáng đãng mới có đủ điều kiện sinh trưởng tốt và cho nhiều hoa. Loài hoa này không kén đất, có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt, đất thịt pha, đất cát pha...

Cây có thể phát triển tốt ở đất cằn cỗi
Cây có thể phát triển tốt ở đất cằn cỗi

Tuy nhiên, người trồng cần được tưới nước cho cây hằng ngày để có đủ lượng nước cần thiết cho sự sinh trưởng và duy trì sức sống, tránh tưới quá nhiều vì trang leo không chịu được ngập úng. Nếu muốn cây cho nhiều hoa và hoa đẹp, trong giai đoạn ra hoa, người dân không nên chăm sóc cây quá nhiều, nên để cây hơi cằn.

Đây là cây thường xanh, sức sống tốt, không cần nhiều đến phân bón. Đặc biệt là không nên bón phân trong giai đoạn cây đang trổ bông. Trang leo là cây hoa rất ít sâu bệnh. Để góp phần hạn chế sâu bệnh cho cây, người trồng cần dọn sạch lá úa vàng, cắt bỏ những cành nhỏ, cành khô để giàn thông thoáng.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

Kỹ thuật cách trồng hoa tigon

  Người Pháp đưa kỹ thuật trồng hoa tigon sang Việt Nam từ thế kỷ 20, từ đó, sắc tigon đã lưu lại ấn tượng sâu đậm và cảm giác bồi hồi cho bao con ngươi Việt.

Xuất hiện lần đầu tiên tại Hà Nội vào thế kỷ 17, hoa tigon dần dần xuất hiện ở nhiều nơi trên dải đất cong hình chữ S, tạo nên bao cảm hứng thơ ca và bao cảm giác bồi hồi cho những con người đất Việt. Từng bông hoa như trái tim nhỏ vỡ kết thành chùm, leo qua hàng rào, đong đưa đón nắng, tạo thành một cảnh đẹp giúp xanh hóa và thơ hóa quanh cảnh quanh nhà, rất có ý nghĩa. Kỹ thuật trồng hoa tigon thực ra cũng không có quá khó.

Sơ lược về hoa tigon và kỹ thuật trồng hoa

Kỹ thuật trồng hoa tigon
Kỹ thuật trồng hoa tigon được người Pháp mang đến Việt Nam từ thế kỷ 20 và áp dụng cho tới bây giờ.

Tigon thuốc dạng cây leo, thân gỗ, có củ mọc sâu trong đất. Thân mềm phân cành nhánh, dài, mềm, dáng rất đẹp. Lá đơn mọc cách, đầu lá kéo dài hình mũi, gốc lá hình tim sâu, mặt lá răn reo, mềm, màu xanh nhạt. Lá xanh quanh năm, nhưng lá già khô héo không rụng, làm cho lá non mới mọc xếp đè lên lá khô, giàn cây bị nặng và dầy, che bóng nhiều. Hoa có màu hồng hoặc tím nhạt, hoa rất sai. Thân leo chằng chịt, lá vương lại trên thân và khô khó rụng, vì vậy giàn cần thật thưa, vào cuối mùa khô hay đầu mùa xuân, những người trồng hoa tigon ở khu vực miền Bắc cần cắt tỉa các cành già thu gom lá khô để giàn cây được thoáng, giúp cho cành non mọc ra nhiều.

Cây rất dễ trồng bằng cách tách các nhánh mầm từ gốc cây mẹ hay bằng hạt. Cây mọc chậm lúc đầu, sau phân nhánh nhiều và vươn dài. Cây con sau 3-4 tháng ở vườn ươm có thể bừng bầu đem trồng nơi cố định.

Kỹ thuật trồng một giàn hoa tigon đẹp

Phải biết, muốn trồng cây hoa tigon, người trồng hoa phải tách các nhánh mầm từ gốc cây mẹ hoặc lấy hạt hóa hay còn gọi la nhân giống từ giâm cành và hạt.

Đất trồng hoa tigon

Hoa tigon được trồng trong chậu, đất trong chậu phải tốt, nhiều mùn, được xử lý sâu bệnh, nấm bệnh, độ Ph=7. Thành phần đất được cấu tạo như sau: 7 phần đất thịt, 2 phần rác mục, 1 phần cát + Nito, Photpho, Kali. Một loại đất khác có thành đơn giản và phổ biến hơn cũng thường được dùng để trồng hoa tigon bao gồm các thành phần sau: phân chuồng hoai mục 25%, đất màu 50%, tro trấu 25%, phân vô cơ 1%. Người trồng hoa có thể mua các loại thành phần này ở các nhà vườn. Kỹ thuật trồng hoa tigon được chia ra phân biệt làm hai cách.

Cách trồng hoa tigon

Cách thứ nhất là trồng bằng hạt hoặc cây con. Người trồng hoa sẽ cuốc, xới lỗ trên đất rồi gieo hạthoặc đặt cây con xuống lỗ. Sau đó, lấp kín đất và tưới nước nhẹ làm ẩm. Chưa hết, để bảo vệ cây và để cây vươn đẹp, cần phải làm giàn bảo vệ.

Cách thứ hai là áp dụng phương pháp giâm cành. Người trồng cây cần chọn 1 cành già và um tùm, nếu có nhiều nhánh là tốt nhất đem về nhà. Sau đó chọn chỗ đất ẩm ướt và nhiều chất dinh dưỡng để đào 1 hố nhỏ nhỏ và cắm cành đó xuống. Khâu tiếp theo khá đơn giản, chỉ cần lấp đất lên, vùi hơi cao và tưới nước nhẹ làm ẩm.

Kỹ thuật chăm sóc sau khi trồng hoa tigon

Kỹ thuật trồng hoa tigon

Mang lại một không gian sống đẹp, trang nhã là lợi ích của kỹ thuật trồng hoa tigon 

Muốn có một giàn hoa tigon đẹp, người trồng hoa phải lưu ý chăm sóc kỹ, tưới một lượng nước vừa đủ mỗi ngày bởi nếu mới trồng mà tưới quá nhiều nước, hoa sẽ bị thối rễ và thối cành. Mỗi ngày tưới nước cho cây hai lần, cây phải được che mát trong bóng râm. Sau một tháng, mỗi ngày chỉ cần tưới nước cho cây một lần là đủ. Tưới cây trong chậu nên tưới vào buuổi sáng hoặc lúc mát trời. Luôn chú ý đừng để cát đất đọng trên lá.

Sau khi trồng 10 ngày, cần xới váng cho gốc cây, vì cây hoa tigon chuộng đất xốp, màu mỡ, thoát nhiệt tốt, nên sau đó 20-25 ngày, tiếp tục làm cỏ, xới xáo 1 lần để cây sinh trưởng tốt. Những cây trồng dài ngày trong chậu cần phải bón thúc 2-3 lần, phân hoai phải được rải quanh gốc với liều lượng như sau: phân chuồng hoai: 0,5-1,5 kg/chậu, phân vô cơ: 2-4g/chậu (N-P-K).

Phải luôn chú ý chăm sóc, để ý, khi cây ra hoa, nụ thường có nhiều loại côn trùng phá hoại, cần phát hiện và xử lý ngay. Như vậy, mọi người sẽ có một giàn hoa đẹp, thơ mộng mà không tốn quá nhiều công sức, hoa tigon cũng là một cách để trang trí không gian nhà đẹp và lãng mạn.


Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Cách trồng hoa hồng bằng cành

  Trồng hoa bằng cành thực chất chính là phương pháp giâm cành, và hầu như thời điểm nào cũng có thể thực hiện được. Song thời gian được cho là tốt nhất để giâm cành rơi vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 10.

Khi giâm cành vào mùa mưa khá tốt, như vậy sẽ đỡ công tưới nước. Còn giâm vào mùa nắng thì phải theo dõi tưới nước thường xuyên, luôn luôn giữ đất ẩm thì cành mới đâm rễ và mọc lên tươi tốt được. Đồng thời khi giâm cành vào mùa nắng phải giâm ở nơi có bóng râm hoặc phải làm giàn che ở bên trên.

Cách hô biến 1 cành hồng thành 1 cây hoa, ai nhìn cũng thán phục xin bí quyết - 1

Cách trồng hoa hồng từ 1 nhành cây

Nguyên liệu 

- Hoa hồng có cành dài, đúng loại bạn muốn trồng.

- Một củ khoai tây.

- Một chiếc chậu trồng hoa, có thể là một chiếc xô nhỏ.

- Đất trồng, phân bón, kéo cắt…

Cách làm

Cắt tách hoa để lấy phần cành bên dưới, hoa có thể cắm lọ và bạn bắt đầu làm việc với phần cành hồng vừa được cắt ra, bỏ hết phần lá xung quanh cành hồng.

Mọi người lưu ý chọn những cành thẳng, tươi khỏe và mới mọc trong vòng 1 năm thôi nhé vì đây là những cành nhân giống tốt, ra hoa đẹp. Sau khi cắt cành nên sử dụng ngay lập tức để đạt kết quả tốt nhất.

Cách hô biến 1 cành hồng thành 1 cây hoa, ai nhìn cũng thán phục xin bí quyết - 3

Vùi khoai tây xuống đất, lót đất ngập củ khoai tây.

Cách hô biến 1 cành hồng thành 1 cây hoa, ai nhìn cũng thán phục xin bí quyết - 4

Tưới nước xung quanh lọ nhựa cắm, không mở nắp chai trong suốt quá trình trồng.

Cách hô biến 1 cành hồng thành 1 cây hoa, ai nhìn cũng thán phục xin bí quyết - 5

Một thời gian sau, bạn sẽ có một cây hồng bắt đầu đâm chồi nảy lộc tràn đầy sức sống.

 Chăm sóc chậu hồng sau khi giâm

Tưới nước

Nên dùng vòi phun nhẹ để tưới nước đều cho chậu hoa hồng vào buổi sáng và lúc chiều mát nếu vào những ngày nắng gắt. Tưới nước vào buổi chiều không nên tưới quá trễ để lá và hoa không còn bị dính nước.

Đối với cách trồng hoa hồng bằng cành trong chậu, chậu chứa lượng đất ít nên khả năng giữ nước thường không cao, vì thế cần tưới nước thường xuyên. Tùy vào điều kiện, môi trường trồng mà điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

Cách hô biến 1 cành hồng thành 1 cây hoa, ai nhìn cũng thán phục xin bí quyết - 6

Bón phân khi trồng hoa hồng từ 1 nhành cây

- Sau khi trồng được 3 – 5 ngày: Phun phân bón lá như Atonik, ba lá xanh 16.16.8, rong biển, HVP 30.10.10,… để bộ rễ tốt, ra hoa màu sắc đẹp hơn. Lưu ý: không được tưới phân lên hoa.

- Sau khi trồng được 10 – 15 ngày: Thời điểm cây ra rễ và phát lá non, bổ sung thêm phân hạt như phân dơi, NPK, DAP hay Dynamic. Bón xung quanh gốc cây, không được quá gần gốc sẽ ảnh hưởng đến rễ cây, sau đó lấp đất lại và tưới nước để giúp cây hấp thụ tốt dinh dưỡng.

Định kỳ phun bón lá 1 lần và 1 lần bón gốc xen kẽ hằng tháng.

Cắt tỉa khi trồng hoa hồng từ 1 nhành cây

Nên thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư, hoa tàn, lá héo úa. Đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để cành hoa có sức đâm nhánh mới, cho ra những nụ hoa mới.

Cách hô biến 1 cành hồng thành 1 cây hoa, ai nhìn cũng thán phục xin bí quyết - 7

Chú ý quan sát, nếu thất cây cho nhánh mới mập mạp, màu tía đậm tức là cây đã được cung cấp đủ dinh dưỡng. Còn nếu cành mới ốm yếu, vống cao thì nên bổ sung thêm dinh dưỡng, tăng cường chăm sóc cho lần tỉa nhánh sau.

Phòng chống sâu bệnh hại khi trồng hoa hồng từ 1 nhành cây

Nên tưới đủ nước cho hoa hồng, không những để lá cây quang hợp tốt mà còn tránh bị nhện đỏ, khi cây quá khô sẽ dễ xuất hiện nhện đỏ hút chích, khiến lá cây bị nhạt màu, vàng úa, quăn queo rồi rụng dần, cây bị suy yếu. Lúc này cần tưới đủ nước, bón thêm phân bón lá, bổ sung dưỡng chất cho hoa hồng.

Cách hô biến 1 cành hồng thành 1 cây hoa, ai nhìn cũng thán phục xin bí quyết - 1

Trường hợp hoa hồng bị rệp sáp, xuất hiện các chấm trắng gần ngọn hay dưới mặt lá thì dùng tay ngắt bỏ lá, tiêu diệt các đốm trắng đi. Còn nếu bệnh lan rộng, nặng hơn thì nên chọn và sử dụng loại thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, không gây độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Kỹ thuật cách trồng hoa đậu biếc

  Cây hoa đậu biếc còn gọi là đậu hoa tím hay bông biếc, tên khoa học là Clitoria ternatean, thuộc chi đậu biếc, họ đậu (Fabaceae). Cây có nguồn gốc ở các nước Đông Nam Á, là cây thân thảo, leo, thân và cành mảnh có lông. 

Ở Việt Nam, cây đậu biếc thường được trồng làm cảnh, leo giàn ở bờ rào và để lấy hoa, quả. Có nơi trồng rất nhiều dùng làm cây phân xanh, cây che phủ đất và cải tạo đất. Cây chịu nắng và hạn được trồng bằng hạt. Hoa đậu biếc có dạng trứng ngược màu tím rất đẹp. Hoa thường mọc ra ở nách lá thành chùm riêng lẻ nên khá sai.

Gần như tất cả các bộ phận của của cây đậu biếc đều có lợi ích cho con người. Người ta dùng rễ của loại cây này làm thuốc chữa bệnh. Rễ cây có vị chát, đắng, chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da. 

Cách trồng đậu biếc từ 1 hạt mầm, chị em đua nhau lấy hoa làm trân châu ngon hết nấc - 1

Đậu biếc có tác dụng chống ung thư, lão hóa.

Ngoài ra, hoa đậu biếc còn có tác dụng ngừa ung thư, chống lão hóa, lợi tiểu, nhuận tràng, tốt cho mắt, da, tóc… Hoa sau khi nấu sẽ cho ra nước có màu xanh dương hoặc tím rất đẹp, các chị em nội trợ hay dùng nước này để tạo màu trong thực phẩm như nấu xôi, cơm, làm bánh, làm trà sữa trân châu hoa đậu biếc.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây hoa đậu biếc. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Cây đậu biếc thường dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, chịu được rét và nóng tốt. Cây ưa phát triển ở nhiệt độ từ 20-32 độ C.

Đậu biếc ưa phát triển trên nền đất tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ nước và thoát nước tốt.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15-20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Cách trồng đậu biếc từ 1 hạt mầm, chị em đua nhau lấy hoa làm trân châu ngon hết nấc - 2

Cây đậu biếc thường được trồng ở ban công.

Cách trồng cây hoa đậu biếc

Đậu biếc thường được nhân giống bằng hạt. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cả hàng bán hạt giống cây cảnh hoặc của hàng hạt giống rau.

Ngâm hạt giống đậu biếc trong nước ấm 30 phút (2 sôi 3 lạnh) và ủ vào khăn ấm khoảng 1 ngày hạt nứt thì đem gieo.

Sau đó đem hạt đi gieo, gieo xong thì phủ lên lớp đất mỏng từ 1-2cm. Tưới bằng vòi phun nhẹ. Che phủ kín lớp hạt mới gieo khoảng 2 ngày. Tưới ngày 2 lần.

Cây đậu biếc rất dễ nảy mầm nên bạn cũng có thể bỏ qua bước ngâm ủ và gieo hạt trực tiếp.

Cách trồng đậu biếc từ 1 hạt mầm, chị em đua nhau lấy hoa làm trân châu ngon hết nấc - 3

Đậu biếc có thể lên mầm trực tiếp mà không phải ươm, ủ.

 Chăm sóc khi  trồng hoa đậu biếc

Vào mùa khô, tưới nước ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho cây. Mùa mưa chú ý công tác thoát nước tránh để cây bị ngập úng.

Thường xuyên cắt bỏ những cành tăm, cành khô, cành gầm để giúp cây có độ thông thoáng và phát triển tốt hơn.

Cứ định kỳ 1 tháng bạn có thể bón phân hữu cơ, phân trùn quế, phân bò, phân dê… 1 lần cho cây. Tới thời kỳ cây ra hoa, quả thì bạn có thể tăng cường bón thêm phân.

Cách trồng đậu biếc từ 1 hạt mầm, chị em đua nhau lấy hoa làm trân châu ngon hết nấc - 4

Cây đậu biếc có thể sử dụng cả rễ lẫn hoa để làm món ăn.

Khi cây bắt đầu ra tua cuốn là thời điểm cần phải làm giàn cho cây leo. Bạn có thể làm giàn chữ A hoặc làm giàn như giàn bầu, đậu cove… Sau khi cây ra hoa, nên tưới nước vào rễ chứ không tưới trực tiếp vào hoa.


Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Kỹ thuật cách trồng hoa tường vy cánh mỏng

  Là một trong nhiều loài hoa leo, hoa tường vy mang vẻ đẹp mong manh, trong trắng và tinh khiết nên hay được trồng ở nhiều nơi, bên cạnh đó kỹ thuật trồng cây hoa tường vy cũng không quá phức tạp.

Kỹ thuật trồng hoa tường vy cánh mỏng

Hoa tường vy có tên gọi khác là tử vy (họ bằng lăng) là một loài có hoa đẹp, có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản. Loài cây này có xuất xứ từ vùng Hoa Đông, Trung Nam và Tây Nam Trung Quốc.

Cách trồng và chăm sóc hoa tường vy cánh mỏng

Hoa tường vy có kỹ thuật trồng cây khá dễ

Cây tường vi thường thu hút sự quan tâm của mọi người bởi những chùm hoa bền, tươi tắn ấn tượng. Cây tường vi có nhiều giống ra hoa khác nhau như tường vi hoa trắng, hoa hồng nhạt, hoa tím và đặt biệt là cây tường vi hoa màu đỏ thường cho nhiều chùm hoa to sặc sỡ.

Đặc điểm của hoa tường vy

Đây là loài cây thích ánh sáng, có khả năng chịu lạnh nhất định, vào mùa đông có thể để ngoài trời, thích hợp với khí hậu ấm áp ôn hòa, tương đối chịu râm mát. Cây tường vy là cây gỗ nhỏ, phân cành nhánh nhiều, cành non có 4 cạnh, nhẵn, màu nâu trắng. Lá mọc gần đối, hình trái xoan ngược thuôn, gần như không có cuống, màu xanh pha tím, mép nguyên, nhăn nheo.

Cụm hoa có hình chuỳ ở đầu cành, nụ hoa hình cầu. Hoa lớn trung bình thường có màu tím hay màu hồng, đôi khi gần trắng với cánh hoa có móng dài, phiến mảnh nhăn nheo, nhị nhiều. Quả nang hình cầu, ngoài có cánh đài bao bọc và hạt có cánh.

Cách trồng và chăm sóc hoa tường vy cánh mỏng

Để hoa ra quanh năm, người chơi hoa cần tuân thủ theo một số kỹ thuật trồng cây cơ bản

Tốc độ sinh trưởng của loài hoa này ở mức trung bình. Cây dễ nhân giống từ hạt hoặc giâm cành ưa khí hậu mát ẩm, có thể chịu được khô hạn. Đất trồng cần tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.

Kỹ thuật trồng cây hoa tường vy cánh mỏng

Vị trí đặt chậu hoa tường vy cánh mỏng:

 Người chơi hoa nên đặt cây ở ban công, bệ cửa sổ, sân vườn, nếu che mát quá nhiều cây sẽ sinh trưởng yếu, hoa ít hoặc không nở hoa. Vào mùa đông, người trồng nên chôn chậu trong đất để ngoài trời.

Phân cần được bón cho gốc sau mùa thukhoảng tháng 5-6 bón thúc 2 lần. Người chăm sóc cây cần kiểm soát lượng phân đạm để ngăn không cho cây bị lốp. Sau khi hoa nở và tàn cần được cắt bỏ cành hoa, cắt bỏ cành không phù hợp.

Sâu bệnh hoa tường vy cánh mỏng:

 với bệnh ô nhiễm than, người trồng cần phun dung dịch bột đá vôi và lưu huỳnh 0.3-0.5 độ để dự phòng. Đối với những loài sâu bệnh như sâu bông, ve lá, người chăm sóc cây có thể dùng dung dịch 80% DDVP 1000 lần dạng sữa để phun diệt.

Cách trồng và chăm sóc hoa tường vy cánh mỏng

Hoa tường vy có nhiều màu đa dạng

Cây cần phải được đáp ứng đầy đủ nước, thời kỳ ra hoa càng phải tưới nhiều hơn nhưng cũng phải ngăn không cho tích nước, thời kỳ ngủ đông nên hạn chế tưới cây. 2 năm cây nên được thay chậu 1 lần, tốt nhất là vào khoảng tháng 3-4.

Người chơi hoa nên thường xuyên loại bỏ những chồi phát xuất từ gốc, đặc biệt đối với cây trồng trong chậu. Hàng năm, sau thời kỳ hết hoa, người trồng có thể dùng mũi kéo tách hết phần chồi đến sát thân mẹ. Nếu không thường xuyên bỏ chồi gốc, qua thời gian từ 1-2 năm, cây mẹ sẽ yếu và chết từng phần.

Giữ hoa tường vy cánh mỏng luôn cho hoa bền, đẹp

Khi xuân về, cây bắt đầu phát chồi, cây chỉ cần chăm sóc bình thường, không bón quá nhiều để các chồi ra ngắn đốt. Khi chồi ra dài khoảng 5cm, người trồng nên ngắt búp chỉ để từ 2-4 nách lá và cứ làm như vậy cho đến khi cây đâm nhiều chồi mới.

Đến khoảng 20 tháng 3 âm lịch, người chăm cây có thể ngừng không ngắt chồi nữa. Trong thời gian này, cây cần được cung cấp đủ nước và tăng cường lượng lân (hoặc pha tro bếp vào nước tưới 2 lần / tháng). Khi tăng lân, cây sẽ cho đốt cây ngắn, cành cứng đủ sức mang những chùm hoa to. Khoảng trung tuần tháng 4 âm lịch, cây sẽ có hoa với những cành hoa rực rỡ.

Cách trồng và chăm sóc hoa tường vy cánh mỏng
Loài hoa này sở hữu vẻ đẹp mong manh, thuần khiết

Khi các cành đã nở hết hoa, người chơi hoa nên cắt cành đó đi, chỉ để lại 2-4 nách lá, bón thêm lân và chăm sóc bình thường. Sau khoảng 1 tuần, từ những nách lá sẽ cho ra chồi mới và từ những chồi ấy lại cho những chùm hoa. Nếu chăm sóc tốt, làm đúng những bước như đã nêu trên, người trồng sẽ có cây tường vi ra hoa liên tục đến tháng 10.

Lưu ý khi phun thuốc trừ sâu khi  trồng hoa tường vy cánh mỏng

Thuốc trừ sâu được phân thành 2 loại là thuốc diệt sâu và thuốc diệt khuẩn. Một số thuốc trừ sâu có độc tính mạnh nên cần phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Thông thường, người phun thuốc nên sử dụng thuốc trừ sâu chuyên dùng cho thực vật bán trên thị trường là tốt nhất.

Khi phun thuốc, người chăm sóc cây cần chú ý những điểm sau: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, lúc pha loãng phải tuyệt đối tuân thủ liều lượng pha chế, khi trực tiếp phun phải mang găng tay, khẩu trang, mắt kính, khi phun đứng cách xa cây ít nhất 30cm, phun đều, phun mặt sau lá, nên tiến hành phun vào lúc trời râm mát hoặc gần tối, không có gió.

Ý nghĩa của hoa tường vy

Hoa tường vi có nhiều màu, mỗi màu sắc lại có những ý nghĩa khác nhau. Tường vi đỏ mang ý nghĩa khao khát mong muốn thể hiện yêu thương đối với ai đó. Tường vi trắng thì lại thể hiện tình yêu trong sáng, tinh khôi. Còn tường vi hồng lại thay lời muốn nói rằng “I love you” (Anh yêu em).

Không chỉ mang ý nghĩa về tình yêu mà những bông hoa tường vi nhỏ nhắn, nhiều màu sắc còn tượng trưng cho cái đẹp nhẹ nhàng, mỏng manh, gây thương nhớ cho biết bao người. Không ít các nhà thơ, nhà văn và thậm chí cả nhà làm phim đã lấy tường vi làm cảm hứng sáng tác cho những tác phẩm của mình. Nhà thơ Xuân Quỳnh cũng đã từng làm một bài thơ mang tên “Hoa tường vi” để ngợi ca vẻ đẹp của loài hoa này