Hoa lan Đuôi chồn hay còn được gọi là Sóc ta (Rhynchostylis Retusa) có đặc điểm dễ nhận ra đó là các sọc trắng mờ chạy dọc mặt dưới của lá. Mặt dưới màu nhạt hơn mặt trên lá, lá rất dày và mọng thường dài khoảng 20-40 cm, bề rộng lá 2-3 cm và xếp khép chữ V chứ không mở phẳng, đầu lá non chia 2 thùy nhọn hoắt, đầu lá già thì tù hơn nhiều. Hoa nở thành chuỗi xếp khít nhau có màu trắng đốm tím, mùi thơm nhẹ, thường ra hoa khoảng tháng 4.
Hoa lan Đuôi chồn đẹp khó cưỡng bởi dáng vẻ dịu dàng.
Cách lựa chọn giống hoa lan Đuôi chồn
Vì cũng là cây khó tính khi chăm sóc nên để có được thành công ngay từ đầu trong quá trình trồng hoa lan Đuôi chồn cần phải chọn các ngọn lan tươi, xanh thẫm, bánh tẻ chưa ra lá mới ở ngọn là tốt nhất. Bởi do đây là giống cây không có khả năng tích trữ nhiều dinh dưỡng, nếu chọn các ngọn quá non, thì dễ bị sốc môi trường, không ra rễ dẫn đến chết và còi cọc, mặt khác chọn ngọn quá già sẽ lâu ra rễ nhưng nhanh lụi tàn, do già hóa.
Ngoài ra, khi lựa chọn cần quan sát lá cây phải có màu xanh đậm, các rễ trên thân phải có màu khoảng 20 % là rễ màu trắng bạc. Không chọn các ngọn héo, vàng, úa hay rụng lá, phải đảm bảo khô ráo, không bị ướt hay bị ẩm, nếu bị ẩm hay ướt sẽ gây thối lan và mầm bệnh.
Chọn giá thể trồng lan Đuôi chồn
Lan Đuôi chồn cũng như hầu hết những loài lan đơn thân khác cần giá thể thật thoáng, nên có thể ghép lên gốc cây hoặc trồng trong chậu với một ít than to để giữ ẩm. Thời gian đầu mới cấy ghép nên tránh mưa để cây không bị thối ngọn.
Kỹ thuật trồng hoa lan Đuôi chồn
vào gỗ Kỹ thuật trồng hoa lan Đuôi chồn bằng cách ghép gốc bằng cách sử dụng dây thép bọc nhựa, buộc chắc chắn vào thân gỗ, hay có thể sử dụng các đinh bằng tre hay gỗ đóng vào vị trí ghép ở thân cây.
Để đảm bảo cho cây lan có tỷ lệ sống cao nhất, ít bị chết do bệnh thối nhũn ta nên buộc cây lan trúc đầu xuống đất hay song song với mặt đất, việc làm này tránh được hoàn toàn hiện tượng ứ đọng sương, nước ở ngọn cây, gây thối bệnh cho cây, đồng thời khi cây sinh trưởng sẽ hướng động lên phía trên, tạo vẻ đẹp tự nhiên. Sau đó, bỏ khô không tưới trong 3-7 ngày đầu tiên nhằm giúp vết thương được lành miệng.
Kỹ thuật trồng hoa lan đuôi chồn tương đối mất công nhưng lại cho hoa nở đẹp.
Cách chăm sóc hoa lan Đuôi chồn
Với lan Đuôi chồn khi mua những cây đã trồng thuần thì đem về treo nơi khô thoáng, ngưng tưới nước 2 ngày rồi mới tưới trở lại để cây quen dần với khí hậu vườn nhà. Với cây được bóc từ rừng về nên xử lý ngâm thuốc nấm trong 15 phút rồi treo ngược, tưới thuốc kích rễ. Nên nhớ treo nơi thoáng mát, tránh mưa, và tưới lại ngay khi cây khô để cây nhanh chóng ra rễ, chờ khi cây nhú rễ mới thì cấy ghép vào giá thể.
Khi cây đã trồng ra rễ tốt thì cần tưới nước giữ ẩm hàng ngày ngay khi thấy giá thể khô. Tuỳ theo tiểu khí hậu từng vườn mà chọn cách tưới cho thích hợp. Mùa nắng nên tưới nhiều lần hơn, mùa mưa chỉ tưới khi thấy giá thể đã khô.
Phân bón và phòng tránh bệnh cho lan Đuôi chồn
Để cây sinh trưởng và phát triển mạnh hơn trong thời điểm cây ra rễ nên cung cấp thêm phân bón để. Với lan rừng thì đa số thích phân hữu cơ hơn phân vô cơ, nhưng cần tưới với liều lượng loãng, có thể tưới phân hữu cơ loãng hàng tuần và bón phân bón lá vô cơ khoảng nửa tháng 1 lần để cây phát triển cân đối và được bổ sung các nguyên tố vi lượng giúp tăng sức đề kháng.
Hoa lan Đuôi cáo là loài lan rừng nên có sức đề kháng khá mạnh, nhưng vẫn bị một số loại nấm bệnh như: rớt lá chân, thối ngọn ( nhất là những vườn thiếu độ thông thoáng trong mùa mưa), nhện đỏ... Vì thế cần phun thuốc ngừa nấm Physan, Ridomil, Daconil... và các loại thuốc diệt trừ nhện đỏ, rệp sáp 1 tháng 1 lần. Khi phun cần đúng liều lượng và theo sự hướng dẫn của các chuyên gia hoặc thầy thuốc chuyên bán thuốc bảo vệ thực vật.
Cách xử lý lan Đuôi chồn ra hoa
Hoa lan Đuôi chồn thường ra hoa vào đầu mùa mưa sau một thời gian dài chịu khô hạn vì thế để cây ra hoa theo đúng ý muốn của người trồng, nhất là đúng vào dịp Tết trước hết ta nên chọn ra những cây to khoẻ, đủ sức ra hoa sau đó giảm nước tưới từ từ cho đến khi ngưng hẳn. Trong quá trình thực hiện này cần phải treo nơi thoáng mát có chút nắng sáng nhẹ để kích thích hình thành nụ. Cứ treo cây đến khi nào những cơn mưa đầu mùa, quan sát khi nào thấy cây nhú vòi bông thì tưới nước và kích rễ trở lại mỗi lần cách nhau 1 tuần để cây ra hoa đẹp.
Lưu ý: Nếu muốn điều khiển để lan Đuôi chồn ra hoa phải cần có chế độ ánh sáng. Bên cạnh đó cũng cần giảm nước tưới và không được bón phân trong mùa Đông. Để lan có điều kiện sống tốt nhất trong thời điểm ra hoa cần có một môi trường hanh, khô, nhiều gió, ánh sáng là 80% ánh sáng tự nhiên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét