Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Ngắm hoa tuyết điểm - biểu tượng mùa xuân sang

Hoa tuyết còn có nhiều tên gọi khác như hoa tuyết điểm, hoa giọt tuyết, hoa xuyên tuyết. Trong tiếng Anh, nó mang cái tên Snowdrops vì vẻ đẹp trắng trong, tinh khôi của mình vào độ cuối mùa đông. Hoa tuyết biểu trưng cho sự tinh tế, thuần khiết và niềm hy vọng. Nhiều cô dâu mới khi về nhà chồng vào đúng độ hoa nở đều cầm trên tay một bó hoa tuyết điểm để biểu trưng cho sự trinh nguyên của mình.
 ngam hoa tuyet diem - bieu tuong mua xuan sang - 1
Hoa tuyết điểm thường dễ bị nhầm lẫn với một loài hoa cùng họ là hoa chuông (snowflakes)
Hoa tuyết điểm là cây thân thảo lâu năm, phát triển từ thân hành. Từ phần thân hành sẽ mọc từ hai đến ba chiếc lá mọc dọc theo thân. Các cành hoa mọc trực tiếp từ phần đỉnh cao nhất. Những bông hoa không có lá đài, màu trắng, mọc rủ xuống.
 ngam hoa tuyet diem - bieu tuong mua xuan sang - 2
Hoa tuyết điểm thường nở hoa vào khoảng cuối tháng Ba, đầu tháng Tư dương lịch. Ngoài ra, cũng có một số loài tuyết điểm nở vào cuối thu. Hoa nở chủ yếu có màu trắng, nở chừng ba bốn ngày thì tàn. Sau đó kết trái, cho hạt. Hạt tự bung nở rồi giấu mình trong đất, chờ tỉnh giấc vào năm sau. 
 ngam hoa tuyet diem - bieu tuong mua xuan sang - 3
Hoa tuyết điểm rất dễ trồng nhưng chúng phát triển và nhân giống nhanh nhất trong điều kiện rừng rụng lá. Có nghĩa là cần có nhiều bóng râm (ánh sáng thưa thớt), đất trống ít cỏ, hơn là trồng ở những bãi cỏ xanh tươi tiêu nắng. Hoa tuyết điểm thường phát triển mạnh dọc theo chân hàng rào, nơi tập trung nhiều lá rụng. Hoa tuyết điểm không cần chăm sóc, không kén chọn về độ pH của đất và thụ phấn tự nhiên.
 ngam hoa tuyet diem - bieu tuong mua xuan sang - 4
Ở nhiều nước châu Á có tuyết như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng có hoa điểm tuyết. Ở Việt Nam, vì không có khí hậu lạnh, có tuyết phủ hàng năm nên không xuất hiện loài hoa này.
 ngam hoa tuyet diem - bieu tuong mua xuan sang - 5



Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

Mãn nhãn ngắm vẻ đẹp “hút mắt” của gốc mai bonsai Bình Định


Với dáng dấp nhỏ, gọn và đầy uyển chuyển… những gốc mai bonsai tại làng mai Nhơn An (thị xã An Nhơn, Bình Định) luôn được khách chơi mai săn lùng. Những gốc mai bonsai Bình Định có giá từ vài trăm ngàn đồng cho đến hàng chục triệu đồng, hợp với túi tiền người chơi mai.

 
   
man nhan ngam ve dep “hut mat” cua goc mai bonsai binh dinh hinh anh 1
man nhan ngam ve dep “hut mat” cua goc mai bonsai binh dinh hinh anh 2
Dịp cận Tết, tại làng mai lớn nhất miền Trung (làng mai Nhơn An, thị xã An Nhơn), theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, nhiều chậu mai bonsai đã khoe sắc vàng đón Tết.
man nhan ngam ve dep “hut mat” cua goc mai bonsai binh dinh hinh anh 3
Mai bonsai Bình Định có giá từ vài trăm ngàn đồng cho đến vài chục triệu đồng
man nhan ngam ve dep “hut mat” cua goc mai bonsai binh dinh hinh anh 4
 Ông Nguyễn Trí Tuấn (58 tuổi, làng mai Nhơn An), cho biết: “Mai bonsai có độ tuổi từ 5 năm tuổi trở lên đang được khách chơi mai rất ưa chuộng, loại mai này thích hợp đặt trong không gian chật hẹp. Ngồi ngắm càng lâu thì mới ngẫm ra vẻ đẹp của chúng, không chỉ đẹp ở hoa mà còn cả dáng dấp. Mua mai bonsai, vì gọn nhẹ nên khách hàng bưng nhẹ tênh chứ chẳng cần thiết bị hỗ trợ như các loại mai cảnh khác”.
man nhan ngam ve dep “hut mat” cua goc mai bonsai binh dinh hinh anh 5
Gốc mai sần sùi, cứng cáp
man nhan ngam ve dep “hut mat” cua goc mai bonsai binh dinh hinh anh 6
 Có gốc gác từ làng mai Nhơn An, ông Bùi Xuân Lý (52 tuổi, trú TP Quy Nhơn) đã chăm chút cho hơn 100 chậu mai bonsai của mình để bán dịp Tết. Tại gian hàng của ông, loại mai này có giá từ 1,5 triệu đồng đến vài chục triệu mỗi chậu.
man nhan ngam ve dep “hut mat” cua goc mai bonsai binh dinh hinh anh 7
 “Đa số tôi bán mai bonsai, năm nay hút được lượng khách lớn vì giá tiền hợp lý. So với năm ngoái, tôi từng bán được hơn 100 chậu mai bonsai loại nhỏ, giá từ 1,5 triệu đồng đổ lại thì năm nay, mai bonsai vẫn đang hút khách, hy vọng số lượng bán ra sẽ vượt năm ngoái” - ông Lý cho hay.
man nhan ngam ve dep “hut mat” cua goc mai bonsai binh dinh hinh anh 8
Theo ông Lý, việc trồng mai bonsai khó hơn so với các loại mai khác vì đòi hỏi nhiều về cách tạo dáng, chăm sóc cẩn thận từng bước một.
man nhan ngam ve dep “hut mat” cua goc mai bonsai binh dinh hinh anh 9
Vì thế nên tùy theo dáng, độ tuổi… mà giá thành của từng gốc mai sẽ luân chuyển khác nhau.
man nhan ngam ve dep “hut mat” cua goc mai bonsai binh dinh hinh anh 10
 Mai bonsai Bình Định nở rộ
man nhan ngam ve dep “hut mat” cua goc mai bonsai binh dinh hinh anh 11
Nhiều gốc vẫn còn nguyên búp xanh mơn mởn
man nhan ngam ve dep “hut mat” cua goc mai bonsai binh dinh hinh anh 12
man nhan ngam ve dep “hut mat” cua goc mai bonsai binh dinh hinh anh 13
Mai bonsai Bình Định tạo dáng, hút mắt người xem



Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

Đào Thất Thốn: Nghề chơi cũng lắm công phu

MỖI ĐỘ TẾT ĐẾN, XUÂN VỀ, NHỮNG NGƯỜI HAM MÊ VẺ ĐẸP VĂN HIẾN CỦA CHỐN HÀ THÀNH LẠI CÓ DỊP CHIÊM NGƯỠNG, TÌM HIỂU VÀ TRẢI NGHIỆM VỀ NHỮNG SẢN VẬT, NHỮNG THÚ CHƠI TAO NHÃ CỦA ĐẤT, CỦA NGƯỜI NƠI KINH KỲ VĂN VẬT NÀY.

Vượt lên tất cả có lẽ là thú chơi hoa xuân cầu kỳ, sành sỏi riêng có của mảnh đất ngàn năm văn vật, mà thú chơi đào Thất Thốn có lẽ là một trong những đại diện tiêu biểu.
Cầu kỳ một thú chơi
Nhiều người yêu đào Thất Thốn vẫn đặt cho loài hoa này thêm những cái tên như đào thờ, đào tiến vua, hay vua đào, để nói lên mức độ đặc biệt của nó. Xung quanh cây đào Thất Thốn có không biết bao nhiêu chuyện thú vị để kể, để truyền tai nhau về thú chơi sành sỏi của người kinh kỳ từ xưa đến nay và cũng còn đó bao nhiêu điều bí ẩn, kỳ lạ. Ngay cả cái tên đào Thất Thốn vì sao mà có, nó mang ý nghĩa gì cũng có rất nhiều cách luận giải khác nhau. Theo các cụ nghệ nhân trồng đào cho biết, đào “thất thốn” là loại đào mỗi năm chỉ dài ra có tầm 7 thốn (khoảng 1 gang tay). Trồng trong 3 năm mới đơm hoa, 7 năm cây ra hoa kép và mỗi tầng hoa đều có 7 cánh, vào ban đêm hoa toả hương thơm thoang thoảng mà giống đào thường không có được.
Đào Thất Thốn thân vỏ sù sì, đóng vảy, rắn rỏi, sống tốt trong những điều kiện đất cằn khắc nghiệt lại cho hoa đẹp đến kỳ lạ. Hoa cũng nở rất nhanh, sáng nở một bông, trưa nở tiếp một bông. Thế mới có chuyện rằng có người sợ cây nở hết mà không được ngắm nên không dám ngủ. Người chơi đào Thất Thốn thì phải chơi nguyên cả cây trong chậu chứ không chơi cành. Lúc hoa nở có bông to đến 4 cm, bền 20 ngày trong tiết trời mưa phùn, gió bấc, nhưng lại sáng nở tối tàn, héo ngay khi gặp phải nắng gió đông. Trong khi các giống đào khác nở rộ, và phát triển từ dưới lên thì thất thốn nở điểm, và từ ngọn xuống. Nó còn quý ở chỗ nở được từ nhánh, cành, thân, gốc.
Đào Thất Thốn: Nghề chơi cũng lắm công phu
Cũng không ai biết cho chính xác xuất xứ gốc gác xa xưa nhất của đào Thất Thốn từ đâu mà có. Các cụ cao tuổi làng đào Nhật Tân cho biết, từ khi lớn lên đã thấy Nhật Tân có đào Thất Thốn rồi.
Đào Thất Thốn Nhật Tân cũng có nhiều nét đặc trưng khác biệt hẳn so với đào Thất Thốn được trồng ở các nơi khác. So với giống Đà Lạt – nơi cũng nổi tiếng về giữ và trồng được đào Thất Thốn thì đào Thất Thốn của Nhật Tân cũng có nhiều nét rất riêng. Nõn lá đào Thất Thốn Hà Nội màu xanh phớt đỏ sậm trong khi đào Thất Thốn Đà Lạt có nõn lá non màu xanh; lá đào Thất Thốn Hà Nội ngắn và nhỏ hơn đào Thất Thốn Đà Lạt; thân đào Thất Thốn Hà Nội có mầu nâu sậm trong khi thân giống đào này ở Đà Lạt thường có màu xám; hoa của đào Thất Thốn Đà Lạt có màu hồng lợt với 5 cánh hoa, một vòi nhụy cái, còn đào Thất Thốn Hà Nội có hoa kép cánh nhỏ hơn, màu đỏ sậm.
Muốn trồng được đào Thất Thốn, người trồng đào phải chăm sóc cực kỳ cẩn thận. Đất trồng đào phải là đất thịt được đánh lên, phơi nỏ nắng, không để đất còn lại chút chất chua nào. Tưới cây phải tưới bằng nước sạch, bởi vậy, cây đào trở nên thanh cao, tao nhã, xưa kia chỉ các bậc quyền quý, nhà giàu mới dám chơi. Để chăm dưỡng được một cây đào quý này đòi hỏi công sức chăm sóc thường xuyên. Những năm trước, suốt một thời gian dài hầu như không còn ai trồng đào Thất Thốn, thỉnh thoảng mới có một gia đình cố giữ lại trong vườn. Những năm gần đây, ý tưởng gây lại giống đào quý đang được người dân làng đào khơi dậy. Một số nghệ nhân đi sưu tầm ở các vùng quê, tìm cách chiết ghép, ươm giống để có thể tạo ra giống đào Thất Thốn mới.
Đào Thất Thốn: Nghề chơi cũng lắm công phu
Câu chuyện của người “đánh thức” đào Thất Thốn
Khác với những giống đào Bích, đào Phai, đào Thất Thốn nở hoa muộn vào sau rằm tháng Giêng. Vì thế để đào Thất Thốn nở hoa đúng Tết Nguyên đán là điều rất khó. Các thủ thuật với đào thường như khoanh, tuốt lá… để ép ra hoa đúng cữ xuân, hay ghép mắt đào thường vào gốc không có tác dụng gì với loại đào này. Chính vì vậy từ lâu ngay ở chính đất đào Nhật Tân, đào Thất Thốn dần vắng bóng.
Người trồng Thất Thốn ở Nhật Tân cứ nản lòng dần vì đầu tư lớn, trồng, chăm sóc rất khó rồi hoa lại không ra đúng Tết để có thể kinh doanh. Do không làm Thất Thốn ra hoa được nên ở Nhật Tân, không ít người nản chí đã dùng gốc đào Thất Thốn rồi ghép các loại mầm đào khác để cây dễ ra hoa. Những cây được gọi là Thất Thốn nhưng ghép kiểu này cũng dễ nhận ra vì cành hoa thường dài, dáng và gốc không xù xì cổ kính và không bao giờ có được màu thắm đậm đặc trưng của đào Thất Thốn. Hơn nữa, thịt cây đào Thất Thốn có màu đỏ hồng tím đậm còn các giống đào khác chỉ cần dùng móng tay cạo nhẹ là đã thấy màu xanh.
Cũng may, không phải tất cả các nghệ nhân đều mất hết kiên nhẫn với đào Thất Thốn. Bằng lòng đam mê và quyết tâm, một vài nghệ nhân hiếm hoi của làng đào Nhật Tân vẫn miệt mài tìm cách trồng đào Thất Thốn và không ngừng mày mò, rút kinh nghiệm để tìm cách làm cho đào nở đúng dịp Tết, nhất là đúng vào những ngày 30, mùng 1 Tết.  Chúng tôi tìm gặp đến anh Lê Hàm – nghệ nhân nổi tiếng nhất về trồng đào Thất Thốn ở Nhật Tân, người yêu đào Thất Thốn đến mê mẩn nên mới có thể giữ được đào Thất Thốn và là người duy nhất ở Nhật Tân đã tìm được bí quyết để chủ động cho đào Thất Thốn ra hoa đúng ngày Tết.
Đào Thất Thốn: Nghề chơi cũng lắm công phu
20 năm gắn bó với đào Thất Thốn là cả một hành trình thăng trầm, có lúc trắng tay. Nhưng đam mê với loài đào quý hiếm ở anh Hàm không hề giảm sút. Cuối cùng, sự kiên trì và lòng đam mê cũng đã mang lại cho anh những thành công bước đầu. Ăn cùng đào, ngủ cùng đào đã giúp anh theo sát từng chuyển động, biến đổi nhỏ của thân cây mà tinh tế dự đoán sự phát triển, chuyển đổi của từng thớ gỗ, để rồi tìm cách tác động cho hoa đào ra đúng ngày Tết thiêng liêng.  Mỗi năm mỗi vụ, sự thay đổi thất thường của thời tiết làm những người nông dân lo lắng một thì những người như anh Hàm lo lắng gấp bội phần. Bởi đào Thất Thốn vốn là loại cây khó trồng, và khó căn để cho ra hoa đúng dịp. Đặc biệt, mùa đông năm nay, thời tiết ấm hơn nên cần phải đặc biệt chú ý để có sự điều chỉnh kịp thời có thể đảm bảo được các gốc đào đều ra hoa đúng dịp Tết Bính Thân.
Anh Hàm cho biết đào Thất Thốn khá kén người chơi và thường phải là những người sành chơi và đủ độ kiên nhẫn cũng như am tường mới có cơ hội “thưởng hoa”. Không giống như chọn đào thường, để có được một gốc đào Thất Thốn ưng ý, khách sẽ khá mất công đi lại để ngắm nghía. Ngay cả khi ưng rồi thì cũng phải đến những ngày 28, 29 Tết mới có thể rinh được cây quý về nhà vì còn đợi nhà vườn dùng kỹ thuật đảm bảo cho hoa nở đúng vào ngày 30, mùng 1 Tết.
Thú chơi có giá “bỏng tay”
Hiếm có, khó tìm và mức giá cũng không hề nhẹ nhàng... là những từ rất đúng để hình dung về loài đào Thất Thốn. Trong triển lãm cây cảnh nghệ thuật và hoa ở Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) xuân trước,  một chậu đào Thất Thốn cổ được trồng 16 năm trong chậu được đưa từ Lạng Sơn về triển lãm từ đã được một khách hàng ở Hà Nội trả 150 triệu đồng nhưng người chủ chưa bán. Còn những gốc đào có tuổi đời trên chục năm cũng có giá vài chục triệu đồng.
Mang điều này ra hỏi anh Hàm, anh chỉ mỉm cười không phản bác cũng không xác nhận. Nhưng theo tiết lộ của anh, hiện khoảng gần 100 gốc đào Thất Thốn của gia đình anh hầu như đã có chủ với mức giá thuê cũng không dưới chục triệu đồng/gốc. Mà đó còn đa phần là khách quen. Còn nếu khách muốn mua thì cũng còn… tùy duyên.
Xã hội ngày càng phát triển và chất lượng đời sống ngày càng được nâng lên. Khi khái niệm ăn no mặc ấm đã dẫn lùi xa nhường chỗ cho ăn ngon mặc đẹp thì việc tìm về những sản vật độc đáo hiếm lạ là điều không khó hiểu. Và đó cũng là điều kiện cần có để những người đam mê đào Thất Thốn như anh Hàm có cơ hội phát triển dẫu biết rằng điều đó còn cần cả chặng đường dài, bởi không đơn giản để có được một gốc hoa mang tất cả mọi cái đẹp nhất, tinh túy nhất của loài đào đất Bắc. Nhưng ít nhiều trong câu chuyện của một người trồng hoa như anh Hàm, đã thấy những tia hy vọng hồi sinh của một loài hoa hiếm có và cũng là sự hồi sinh một thú chơi tao nhã trong ngày Tết.



Công phu thú chơi “nàng tiên nước” dịp Tết

MỖI ĐỘ ĐÓN XUÂN VỀ, NHIỀU GIA ĐÌNH TRƯNG BÀY THỦY TIÊN TRONG NHÀ KHI CÚNG GIAO THỪA, NHƯ ĐỂ CẦU MONG SỰ TỐT LÀNH SẼ TỚI VỚI GIA ĐÌNH.

Ngày xưa, hoa Thủy Tiên là thú chơi tao nhã của những nhà quyền quý bởi hoa thủy tiên rất đắt và phải biết cắt gọt, dưỡng, tạo dáng... mới ra được một bát hoa thủy tiên ưng ý.
Những năm gần đây thú chơi tự tay gọt củ, chăm sóc để có một bát hoa đẹp đúng độ Xuân về dần được gây dựng lại. Thay vì mua sẵn ngoài chợ hoa Tết, nhiều người đã mua củ thủy tiên về tự chuẩn bị cho mình một chậu hoa Tết với hy vọng may mắn cho năm mới.
Thú chơi từ lâu đời và thanh lịch của người Hà Thành
Thuỷ tiên vào Việt Nam là loài hoa bắt nguồn từ Trung Quốc và Nhật Bản. Có nhiều truyền thuyết về hoa, có những ý nghĩa trái ngược nhau về hoa, bởi có thủy tiên trắng, thủy tiên vàng. Nhưng người ta tin rằng hoa thủy tiên mang lại tài lộc và thịnh vượng.
Lối chơi hoa thủy tiên có từ bao giờ, đến nay chưa có một tài liệu nào chứng thực, chỉ biết rằng với người Hà Nội, đây là thú chơi đã được hình thành từ rất lâu. Xưa kia, cứ mỗi độ năm hết, Tết đến, tại đền Bạch Mã vẫn thường có hội thi hoa, thưởng hoa. Theo truyền miệng của các cụ, vào đúng đêm giao thừa bát hoa của vị chủ nhân nào có một nụ nở hàm tiếu (nở hé ra) thì được cho là mọi sự tốt lành nhiều tài nhiều lộc sẽ đến với gia đình người đó trong năm tới.
Công phu thú chơi “nàng tiên nước” dịp Tết
Ông Nguyễn Hữu Ân (sinh năm 1937, ở phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội) – một trong những người được coi là “cao thủ” về gọt hoa thủy tiên cho biết, thú chơi hoa thủy tiên đã có ở Hà Nội từ rất lâu, nhưng trước kia chỉ có nhà giàu, khá giả mới chơi hoa thủy tiên. 
Theo quan niệm dân gian, hoa thủy tiên mang đến nguồn sinh khí an lành và tượng trưng cho sự may mắn. Ngoài ra, loài hoa này còn có thể chữa một số bệnh như kiết lỵ, quai bị, trẻ em bị co giật, mụn nhọt, côn trùng đốt… Chính vì thế mà nhiều người luôn tìm mua bằng được một bình thủy tiên đẹp mắt để bày lên bàn thờ gia tiên ngày Tết. Và nếu thủy tiên nở đúng thời khắc giao thừa thì năm đó, gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn, bình an.
Khi hỏi về tiêu chí đánh giá một chậu thủy tiên đẹp, ông Ân cho biết, các cụ ngày xưa thường “chấm” theo các tiêu chí sau: Hoa phải mọc đủ 5 nhánh (gọi là 5 giò), đối diện với người xem, hoa phải hơi nghiêng nghiêng e lệ như thiếu nữ, chứ không cúi gằm xuống đất, hay ngửa hẳn lên trời; lá và hoa mọc cân đối; hoa khai cập thời; hoa tề hàm tiếu (các đóa hoa hé nở cùng lúc). 
“Riêng các nhành hoa phải đạt tối thiểu thế thiên - địa - nhân, tức có 3 tầng hoa. Ngoài ra, khi đặt trong cốc thủy tinh, bộ rễ phải trắng muốt, mập mạp tựa thác nước. Một chậu hoa như vậy sẽ được gọi là “ngũ quý”, ngoài thị trường giá bán có thể lên tới tiền triệu, nhưng với chủ nhân của nó thì là vô giá”, ông Ân khẳng định.
Chăm thuỷ tiên như chăm con mọn
Nghe các bậc cao niên đam mê chơi hoa thủy tiên kể mới thấy, mỗi chậu hoa đúng là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn của người đã tạo ra nó. Từ lúc ngâm củ, nảy mầm, đâm rễ cho đến đơm hoa, mỗi củ phải trải qua ba bốn lần gọt tỉa, sửa sang rất cầu kỳ như chăm bẵm trẻ nhỏ.
Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường ở tập thể Thành Công, Hà Nội - Một người chơi hoa thuỷ tiên có tiếng ở Hà Nội cho biết, để có được một bát thủy tiên đẹp trước hết phải có giống tốt, củ phải đạt từ 3 năm nằm trong lòng đất, củ mới đủ già để cho hoa, lá và rễ đẹp.
Nên chọn củ thủy tiên có lớp vỏ mỏng bọc ngoài màu cánh gián sẫm, xốp và cân đối. Nếu chọn phải củ non thì rễ, hoa, lá đều rất ít; hoa nở không căng và chóng tàn. Củ hoa mua về lúc còn khô, sau đó ngâm nước cho tươi lại, căng lên rồi lấy ra gọt tỉa, đây chính là việc khó khăn nhất, đòi hỏi người gọt tỉa ngoài sự khéo tay còn phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ. Chỉ cần sơ ý một chút là củ thủy tiên sẽ hỏng, mất hết đẹp, nặng hơn là chột cả giò hoa.
Công phu thú chơi “nàng tiên nước” dịp Tết
Tiếp theo công đoạn bóc đất là chọn hướng của củ, củ thủy tiên thường mọc các nhánh hướng về một phía giống như bàn tay khum lại. Sau đó sẽ gọt phía bên trong cho các giò hoa lộ ra. Những giò nhỏ có hoa sẽ gọt cẩn thận, còn những giò không có hoa tùy theo ý thích để chơi lá hay tỉa bỏ. Khi những giò hoa lộ ra, lại phải cẩn thận xén lá để khi lá phát triển sẽ xoăn, xoắn, hướng từ đông sang tây hay thẳng đứng cũng là tùy vào “trình” và ý thích của người chơi.
Trông một củ hoa chỉ to hơn củ hành tây một ít nhưng người thực sự biết chơi phải gọt mất hàng tiếng đồng hồ mới xong. Muốn hoa không phát triển quá cao, ngay từ khâu bóc vỏ, người chơi cũng phải tác động bằng cách làm tổn thương cuống giò hoa để hạn chế hoa phát triển chiều cao.
Theo kinh nghiệm kỹ thuật, hoa thủy tiên sau khi đã gọt tỉa công phu củ thủy tiên khi đã gọt phải ngâm úp vào chậu nước sạch 2 ngày, cứ 8 tiếng lại lấy chổi lông rửa sạch nhớt cho củ khỏi nhiễm khuẩn và giữ màu trắng. Sau 2 ngày “tắm trắng” là đến công đoạn dưỡng trong bình 3 tuần cho đến khi nở hoa. Củ thủy tiên phải được nuôi trong nước sạch và phải thay nước hàng ngày, đặt trong điều kiện thời tiết mát mẻ, nếu lạnh phải “sưởi” bằng đèn, nóng phải làm mát bằng nước đá và tránh ánh nắng trực tiếp vào hoa.
Với kinh nghiệm hàng chục năm chơi thuỷ tiên, ông Lê Văn Hiệp (Nhật Tân, Tây Hồ) cho biết,  nước để nuôi thủy tiên loại tốt nhất là nước mưa, nước giếng trong hoặc nước sạch. Hàng ngày “tắm rửa”, thay nước để hoa luôn được sống trong môi trường sạch, mới cho bông to, căng trắng muốt, lá mập mạp xanh rờn và hoa được bền lâu.
Sau từ 20 đến 25 ngày chăm, dưỡng kỳ công, người chơi sẽ thấy được “nàng tiên nước” của mình tranh nhau khoe sắc, tỏa hương trong ngày đầu xuân mới.
Sau mấy chục năm, hoa thủy tiên giờ đã trở lại nơi làng hoa, nơi chợ hoa và trong những căn nhà ngày tết. Mua hoa thì có, ngắm hoa thì có, yêu hoa thì có nhưng người biết chơi hoa giờ không có bao nhiêu.




Ngắm cây mai cổ thụ giá 2 tỷ tại chợ hoa Tết Đà Nẵng

Cây mai cổ thụ hơn 100 năm tuổi được chủ nhân hô giá 2 tỷ đồng thu hút sự hiếu kỳ của nhiều khách mua hoa Tết tại Đà Nẵng.
ngam-cay-mai-co-thu-gia-2-ty-tai-cho-hoa-tet-da-na
Cây mai Hồng Diệp thuộc giống Cúc, hơn 100 năm tuổi và cao gần 4m bày bán tại chợ hoa Tết Đà Nẵng thu hút sự chú ý của nhiều khách mua hoa. Ảnh: Tấn Việt.
ngam-cay-mai-co-thu-gia-2-ty-tai-cho-hoa-tet-da-na
Cây mai cổ thụ này được nghệ nhân Trương Minh Hào (60 tuổi, Gia Lai) mua cách đây 20 năm với giá lúc bấy giờ là 17 triệu đồng. Lúc ông Hào mua lại, cây mai này đã qua 3 đời chủ. Đến đời con ông Hào là anh Trương Hoài Phong (30 tuổi), cây mai quý đã qua 5 đời chủ. Ảnh: Tấn Việt. 
ngam-cay-mai-co-thu-gia-2-ty-tai-cho-hoa-tet-da-na
Tán cây sum suê, vươn cao khỏe khoắn với đầy hoa xanh rờn đang chờ khoe sắc. Ảnh: Tấn Việt.
ngam-cay-mai-co-thu-gia-2-ty-tai-cho-hoa-tet-da-na
Từng bông mai rực rỡ dưới các tán cây. Ảnh: Tấn Việt.
ngam-cay-mai-co-thu-gia-2-ty-tai-cho-hoa-tet-da-na
Theo ông Hào, đã có người trả giá cây mai cổ thụ này 1,4 tỷ đồng nhưng ông nhất quyết chỉ bán với giá 2 tỷ. "Đời người có thể làm ra 2 tỷ, nhưng để sở hữu 1 cây mai độc như thế này cần cả sự may mắn" - ông Hào nói. Ảnh: Tấn Việt.
ngam-cay-mai-co-thu-gia-2-ty-tai-cho-hoa-tet-da-na
Ông Hào cho biết thêm, cây mai Hồng Diệp quý hiếm này năm nào cũng nở hoa đúng dịp Tết, bất kể nắng mưa hay trời rét. Ảnh: Tấn Việt.
ngam-cay-mai-co-thu-gia-2-ty-tai-cho-hoa-tet-da-na
Nhiều người hiếu kỳ lưu lại hình ảnh cây mai cổ này. Ảnh: Tấn Việt.



Cây đào rao giá 200 triệu đồng ở chợ hoa Tết xứ Thanh

Tại chợ hoa Tết diễn ra ở quảng trường Lam Sơn (TP Thanh Hóa), một cây đào đang được rao bán với giá lên đến 200 triệu đồng.
Cây đào rao giá 200 triệu đồng ở chợ hoa Tết xứ Thanh
Những ngày qua, người dân có mặt ở hội chợ hoa xuân diễn ra tại quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) được chiêm ngưỡng cây đào khá đẹp. 
Cây đào rao giá 200 triệu đồng ở chợ hoa Tết xứ Thanh
Anh Thành, người bán cho biết, anh đưa cây từ Nam Định về hội chợ.  Đây là giống đào phai 5 cánh, cây 
  không to cao nhưng thân, gốc xù xì, mốc meo thể hiện sự cổ kính, già nua.
Cây đào rao giá 200 triệu đồng ở chợ hoa Tết xứ Thanh
Theo nhiều người chơi cảnh có kinh nghiệm, tuổi đời ít nhất của cây phải 30 năm, thậm chí khoảng 100 năm.
Cây đào rao giá 200 triệu đồng ở chợ hoa Tết xứ Thanh
Sự đặc biệt của cây đào không khiến nhiều người dân tò mò kéo đến chiêm ngưỡng. Các bạn trẻ du xuân cũng rất thích thú khi được chạm vào gốc cây và chụp ảnh lưu niệm. Người bán cho biết, có khách trả 100 triệu nhưng anh chưa bán. "Nhìn qua là biết cây đào này đặc biệt về tuổi đời và hình dáng. Tôi sẽ đợi đến khi có khách trả đúng giá mới bán", anh Thành chia sẻ.
Cây đào rao giá 200 triệu đồng ở chợ hoa Tết xứ Thanh
Tại hội chợ này, một cây trên 30 năm tuổi dáng "Long" được chào bán với giá 70 triệu đồng của ông Nguyễn Hiền (ở huyện Nông Cống, Thanh Hóa), 
  2 cây dáng "Tam" (3 cành, ngọn) được rao bán với giá 45 triệu đồng mỗi cây. Theo người bán, mức giá cao do tuổi đời của cây lên đến hàng chục năm trở lên, hình dáng đẹp, chưa kể đến công sức nuôi dưỡng, chăm sóc.