Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Các phương pháp nhân giống hoa hồng – P3

Hiện nay các phương pháp nhân giống hồng chủ yếu là giâm cành , chiết cành và các cách ghép…mỗi kỹ thuật đều có những ưu khuyết điểm khác nhau, và chỉ có thể áp dụng được trên những giống hoa hồng nhất định.

Các phương pháp nhân giống hoa hồng

Phương pháp nhân giống hoa hồng bằng cách ghép cành

1.Ghép cành là gì?

Ghép cành là tách rời một mắt ghép, một chồi non vừa lú ra ở nách lá hoặc một đoạn thân non của cây có những đặc tính nổi bật đặt vào một cây khác có đặc tính sống khỏe và phát triển tốt, còn gọi là gốc ghép.
Có nhiều phương pháp ghép như ghép áp, ghép xuyên thân, ghép nêm và ghép mắt. Ghép áp ít được sử dụng vì chỗ ghép nổi lên rất xấu và dễ gãy; ghép  xuyên thân thì thao tác khó và tỉ lệ thành công không cao, ghép nêm cũng ít phổ biến . Phương pháp ghép mắt có nhiều ưu điểm hơn cả, phương pháp này có thể thực hiện quanh năm, cây hồng ghép có tuổi thọ cao, cho nhiều hoa, đáp ứng được nguồn giống trên qui mô lớn .

2.Phương pháp ghép mắt hoa hồng

2.1  Dụng cụ :
- Dao nhỏ, sắc bén
- Dây buộc vùng ghép
2.2 Chuẩn bị ghép : Tiến hành song song
2.2.1 Chuẩn bị gốc ghép
- Chọn cây làm gốc ghép là cây hồng dại sống khỏe mạnh, đường kính cây khoảng 0,5 – 1cm.
- Nhân giống gốc ghép bằng giâm cành : Cắt mỗi đoạn 10 – 15cm giâm vào hỗn hợp đất ( đất pha cát + 1 phần hữu cơ +1 tro trấu)
- Sau 1,2 tháng, sau khi cành giâm ra rễ và chồi, tách ra từng cây riêng và có thể sử dụng để ghép.
2.2.2 Chuẩn bị mắt ghép
- Chọn cây hoa hồng mang đặc điểm mong muốn, mắt ghép lấy ở nhánh hồng có hoa và mắt ngủ ngay nách lá vừa lộ ra rõ to khoảng bằng hạt gạo.
- Dùng dao bén xén lấy mắt ra ( bắt đầu từ dưới mắt ghép đẩy lưỡi dao lên phía trên), mắt lấy ra cần được ghép ngay vào gốc ghép.
2.2.3 Phương pháp ghép
* Ghép chữ T
-  Là phương pháp ghép phổ biến, thường áp dụng cho gốc ghép non, vỏ mỏng  và yêu cầu gốc ghép phải đang lên nhựa.
- Trên gốc ghép dùng dao cắt 2 đường : 1 ngang, 1 dọc tạo hình chữ T. Dùng mũi dao nạy vỏ lên ở chỗ vết cắt dọc hoặc vết cắt ngang đủ để lùa mắt ghép vào.
-Đưa mắt ghép vào vị trí đã nạy lên của gốc ghép, quấn lại bằng dây nilon
* Ghép cửa sổ
- Áp dụng cho ghép gốc già, hoặc ít nhựa, khó thực hiện chữ T.
- Mắt ghép lấy ra, gọt thành hình chữ nhật ( hoặc hình khiên); đồng thời trên gốc ghép ta cũng bóc đi một mảnh vỏ có kích thước giống hệt như mảnh mắt ghép.
- Đặt mắt ghép vào rồi lấy dây nilon buộc kín lại.
2.2.4 Chăm sóc cây
Trong vài ngày đầu không nên tưới nước chỗ mắt ghép vì có thể làm úng và hỏng mắt ghép. Sau khoảng 2 tuần, có thể mở dây nilon ra, nếu mắt ghép còn tươi, có nhựa hàn kín chỗ mắt ghép thì chứng tỏ việc ghép đã thành công và mắt ghép sẽ phát triển thành cây mới dựa vào nguồn dinh dưỡng do gốc ghép cung cấp.
Ghép mắt cho phép ghép 7-15 mắt ghép trên một thân ghép. Sau  khi mắt sống và lên chồi khoảng 10cm có thể cắt các nhánh hồng đó đem giâm vào từng túi bầu. Có thể trồng sâu cho chỗ ghép sát mặt đất, nuôi một mắt ghép mà thôi, cắt bỏ hết các tược khác, thì cây hồng sẽ mập, mạnh, cho nhiều hoa
Nguồn : Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng – TS Dương Công Kiên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét