Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2020

Kỹ thuật cách trồng hoa cẩm chướng bằng cành

 

 Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng 

yêu cầu người trồng hoa phải chú ý cẩn thận từng bước một để có thể có được những bông hoa cẩm chướng khỏe mạnh và đẹp rực rỡ.

Hoa cẩm chướng là một loài hoa đẹp có hương thơm ngọt ngào và mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, tuy nhiên để có được những bông cẩm chướng đẹp rực rỡ nhất, người trồng hoa cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật trồng hoa. 

Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho hoa cẩm chướng là 18 độ C – 20 độ C, trong trường hợp nhiệt độ hài hoà như trên rất thích hợp cho việc tăng trưởng hoa cẩm chướng. Nhiệt độ ban đêm rất quan trọng đối với chất lượng hoa.

Các điều kiện tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng

Các điều kiện tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng. Ảnh minh họa

Độ ẩm 

Độ ẩm ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý cây trồng và sự thoát hơi nước của bộ lá. Độ ẩm không khí thấp làm cho cây mất nước nhanh, ngược lại, độ ẩm không khí quá cao là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển làm cho sản phẩm hoa không đạt yêu cầu về mặt chất lượng. Độ ẩm thích hợp cho cây hoa cẩm chướng là khoảng 60% - 70%.

Ánh sáng

Ánh sáng là nguồn năng lượng giúp cây hoa chuyển hóa dinh dưỡng, tạo nên những bộ phận dự trữ trong cây. Đối với cây hoa, cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng (trong ngày) ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và ra hoa, cường độ ánh sáng thấp hay quá cao đều gây tác động xấu đến quá trình quang hợp. Cẩm chướng là loài ưa sáng, cường độ thấp nhất là 2,15x104 Lux, cho nên phải đủ ánh sáng mới sinh trưởng tốt.

Người trồng hoa cần nắm vững kỹ thuật trồng hoa để có được những bông cẩm chướng khỏe mạnh

Người trồng hoa cần nắm vững kỹ thuật trồng hoa để có được những bông cẩm chướng khỏe mạnh. 

Chọn và làm đất trồng hoa cẩm chướng 

Hoa cẩm chướng có thể trồng thành công trên bất cứ loại đất nào nếu thoát nước được và trong các điều kiện vật lý tốt. Cẩm chướng ưa đất thịt nhẹ, tơi xốp, có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, đất thoát khí, giữ ẩm tốt, sau cơn mưa phải đạt yêu cầu là nước rút nhanh, trời nắng hạn đất không chóng khô. Độ chua đất thích hợp là 6 – 7, thích hợp trồng ở những nơi dãi nắng, mát, độ ẩm 60 – 70%.Vì vậy khi chọn đất trồng cẩm chướng phải cao ráo, đất tốt, nhiều mùn luống cao tránh nắng, luống rộng 1,2 – 1,5m, cao 20 – 25cm. Đất phải làm kỹ, nhỏ mịn, lên luống phẳng, thông thường luống rộng 80cm, mặt luống 60cm, nên đào đất sâu khoảng (80-100cm)  đất phải xử lý Foocmalin (hay Fooc mol) 40%; pha 5 cc foocmalin 40% vào 3 – 5 lít nước phun ướt đất, đậy nilon ủ 7 – 10 ngày.

Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng bằng cành

Chồi làm giống không quá già cũng không quá non, dài 8-10cm sau khi cắt tỉa, được xử lý thuốc kích thích ra rễ ( NAA, IBA, IAA với nồng độ 1000ppm ngâm từ 3-5 giây) hoặc được chấm vào thốc kích thích dạng bột như: Rootone…

Sau khi xử lý, chồi được cắm vào giá thể với mật độ 2,5 x 2,5cm (hoặc 3x3cm). Che mát và giữ ẩm ổn định bằng cách phun sương 2-3 lần/ ngày. Có thể giâm hom vào trong vĩ xốp, giữ nơi râm mát và giữ ẩm thường xuyên ở 85%, nhiệt độ vườn ươm lý tưởng nhất là 20 – 400C. Giá thể giâm hom tùy theo từng khu vực có thể sử dụng đất mùn, mụn sơ dừa đã xử lý…

Người trồng hoa nên thực hiện đúng từng bước trong quy trình kỹ thuật trồng hoa

Người trồng hoa nên thực hiện đúng từng bước trong quy trình kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng 


Cành giâm sau 25- 35 ngày có thể nhổ đem trồng. Chọn những cây có bộ rễ tốt dài từ 2-3cm để trồng là tốt nhất, không nên để cành giâm ra rễ quá dài và không nên trồng những cây có bộ rễ quá yếu sẽ làm chết cây con, khi đem trồng cây con sẽ lâu hồi phục.

Tưới nước cho ẩm đều với ẩm độ đạt khoảng 85%, trồng cây với mật độ 20-25 cây/m2. Trồng theo quy cách 4 hàng trên luống, khoảng cách hàng cách hàng là 20cm, cây cách cây là 16cm, hàng ngoài trồng dày, các hàng trong trồng dzích dzắc. Nên trồng cạn với bầu cây nổi lên mặt đất 1/3, không để vùi lấp cổ rễ vì quá sâu cây khó phát triển và dễ bị nấm lở cổ rễ làm chết cây con.

Cách tưới nước sau khi trồng hoa cẩm chướng 

Cây con sau khi trồng phải tưới nước để bộ rễ và đất tiếp xúc, nâng cao tỉ lệ sống nhưng đất quá ẩm dễ làm cho cây thối, nhiệt độ cao cũng vậy. Thông thường khi nhiệt độ 15 độ C, cây sinh trưởng nhanh không lo bệnh thối rễ, nên tăng lượng nước, tuy nhiên vào mùa đông nhiệt độ ban đêm và ban ngày sai lệch nha nên cần khống chế lượng nước tưới và nên tưới vào buổi trưa. Mùa hè nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối. 

Bẻ ngọn và tỉa nụ cũng là những bước quan trọng bên cạnh kỹ thuật trồng hoa

Bẻ ngọn và tỉa nụ cũng là những bước quan trọng bên cạnh kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng 


Cách bẻ ngọn hoa cẩm chướng 

Bẻ ngọn giúp cho các mầm hai bên phát triển và cho ra cành đồng đều. Cây con được 4 tuần thì bẻ ngọn lần 1, giữ lại 5-6 cặp lá (tùy theo giống). Nên tưới đẫm trước khi bẻ ngọn để ngọn giòn dễ bẻ, không làm thân cây bầm dập, sau khi bẻ ngọn 2 ngày mới tưới nước trở lại để vết thương khô mặt, hạn chế nhiễm nấm khuẩn. Tiếp tục bẻ ngọn lần 2 ở tuần thứ 8-9 đối với 1-2 ngọn lớn nhất, chỉ để lại 2 cặp lá. Số ngọn còn lại là khoảng từ 4-5 ngọn.

Cách tỉa nụ hoa cẩm chướng 

Cẩm chướng đơn cần tỉa bỏ những nụ hoa phụ. Từ những cây hoa cẩm chướng tiêu chuẩn, nên ngắt bỏ những nụ bên để nụ hoa chính có cơ hội phát triển.Đối với cẩm chướng chùm (cẩm chướng nhỏ) cần tỉa bỏ nụ chính (chồi cuối cùng ở giữa), để lại những nụ phụ. Việc tỉa chồi và sửa cây vào ô lưới phải được thực hiện thường xuyên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét