Loài nhện đỏ có cơ thể rất nhỏ, nếu không thật chú ý thì mắt thường rất khó phát hiện, nhện đỏ có hình bầu dục, có 8 chân. Màu sắc cơ thể thay đổi tùy theo độ tuổi của chúng, khi mới nở có màu xanh vàng lợt, lớn lên chúng chuyển sang màu hồng và lúc trưởng thành có màu đỏ đậm.
Cả nhện trưởng thành và nhện non đều tập trung ở mặt dưới của những lá đã chuyển sang giai đoạn bánh tẻ trở đi để cạp và hút dịch của lá, tạo ra những vết chấm có màu trắng nhỏ li ti giống như bụi cám. Số vết cạp càng tăng lên thì lá càng bị hại nặng hơn và chuyển dần sang màu nâu đen rồi khô héo dần, rồi rụng lá , làm cho cây lan còi cọc, mất sức rất nhiều. Loài nhện này gây hại chủ yếu cho lan trong mùa khô, còn trong mùa mưa tác hại của chúng thường không nhiều. Ngoài các loài trong giống Dendrobium chúng còn gây hại trên nhiều giống lan khác như Vanda (Vân lan), phalaenopsis (Hồ điệp), Oncidium ( Vũ nữ)…
- Muốn diệt trừ nhện đỏ phải sử dụng thuốc đặc trị nhện đỏ thì mới hiệu quả có thể sử dụng : Nissorun 5 EC, Comite 73 EC, Ortus 5EC, Cascade 5EC.
-Nên luân phiên sử dụng các loại thuốc với nhau, không nên chỉ dùng một loại thuốc, dù thuốc đó rất tốt.
-Khi xịt nên đặt ngửa vòi xịt để thuốc bám dính với mặt dưới của lá, xịt kỹ cả trong các khe kẽ của cây lan , có như vậy thuốc mới tiếp xúc được nhiều hơn với con nhện, hiệu quả của thuốc mới cao.
-Không nên xịt định kỳ vài ngày một lần, mà phải kiểm tra theo dõi thườnng xuyên, khi nào thấy có nhiều nhện mới xịt, làm như thế để đỡ tốn tiền mua thuốc, giảm bớt độc hại do hơi thuốc mà còn không làm tăng tính kháng thuốc đối với nhện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét