Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Cây vô ưu – loài cây gắn liền văn hóa Phật giáo

Có bài viết cho rằng cây Vô ưu là cây Sa la, đưa kèm những hình ảnh cây Sa la nở hoa rồi kết luận Đức Phật đản sinh dưới gốc Sa la và nhập niết bàn cũng dưới gốc Sa la. Khi đọc những bài viết này, nếu tinh ý thì chúng ta cũng nhận ra được rằng, người viết đã mâu thuẫn khi dùng tên tiếng Việt và hình ảnh của cây Sa la, thuộc họ Lộc vừng – Lecythidaceae, nhưng vẫn nêu tên khoa học và mô tả đặc điểm thực vật của cây vô ưu thuộc họ Vang – Caesalpiniaceae.
Theo tác giả Đỗ Xuân Cẩm, ở Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đang hiện hữu  ba loài cây gắn liền với ba mốc lịch sử trong quá trình từ đản sinh đến nhập niết bàn của Đức Phật Thích Ca:
Hoa cây Vô ưu -saraca indica
Hoa cây Vô ưu -saraca indica
Lá cây Bồ đề - Ficus religiosa
Lá cây Bồ đề – Ficus religiosa
Hoa cây Sa la - Couroupita guianensis
Hoa cây Sa la – Couroupita guianensis
- Cây Vô ưu (Saraca indica): gắn liền với truyền thuyết Đức Phật đản sinh.
- Cây Bồ đề ( Ficus religiosa): gắn liền với truyền thuyết Đức Phật đắc đạo.
- Cây Sa la (Couroupita guianensis): gắn liền với truyền thuyết Đức Phật nhập niết bàn.
Như đã nêu, Vô ưu chính là cây Vàng anh Ấn Độ hay còn gọi là Vàng anh lá nhỏ với tên khoa học là Saraca indica. Loài cây này thuộc loại gỗ trung bình, chiều cao khi trưởng thành có thể đạt đến 20 m, lá kép lông chim, khi non màu đỏ tía, mọc rũ; hoa có sắc màu đa dạng, từ vàng, vàng cam, cam đến đỏ thắm; quả dẹp màu tím đỏ khi non, màu vàng nâu khi già. Cây được cho là có xuất xứ ở Ấn Độ và Malyasia. Một tập tục kỳ lạ của người Ấn Độ là họ tin rằng cây Vàng anh lá nhỏ chỉ ra hoa ở những nơi có bước chân phụ nữ giẫm tới và hơn thế nữa họ khẳng định rằng cây chỉ ra hoa rộ khi có một phụ nữ trẻ đá vào gốc. Phụ nữ Ấn Độ cũng tin rằng uống nước rỉ ra từ những hoa vừa mới rũ xuống sẽ giúp họ bảo vệ con cái tránh khỏi những phiền não và tai họa.
Saraca indica
Saraca indica
saraca indica - Lá khi non màu đỏ tía, mọc rũ
saraca indica – Lá khi non màu đỏ tía, mọc rũ
Hiện nay, Vô ưu đã trở thành cây trồng cảnh quang khá phổ biến ở nhiều nước vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, ngoài sự hiện hữu tự nhiên ở nhiều khu rừng miền Trung, cây được trồng ở cả miền Bắc và miền Nam ( Thảo cầm viên – TP. Hồ Chí Minh).
Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, ngoài cây Vô ưu ( Vàng anh lá nhỏ), ở Việt Nam còn hiện hữu 4 loài cây tương cận cùng chi nữa, bao gồm Saraca  dives (Vàng anh),Saraca declitana (thô), Saraca schmidiana (Vàng anh Schmid) và Saraca thaipingensis (Vàng anh Malaysia). Trong số đó có lẽ Saraca dives là loài gặp phổ biến nhất.
Saraca dives - Vàng anh
Saraca dives – Vàng anh
Saraca declitana
Saraca declitana
Saraca thaipingensis - Vàng anh Malaysia
Saraca thaipingensis – Vàng anh Malaysia
Ngoài tác dụng tạo cảnh và gây bóng, Vàng anh và Vàng anh lá nhỏ đều có nhiều tác dụng dược học. Theo tài liệu trong nước, vỏ của cây Vàng anh được dùng trị phong thấp, đòn ngã, rong kinh. Nền y học cổ truyền lẫn y học hiện đại Ấn Độ đã dùng nhiều bộ phận khác của cây Vàng anh là nhỏ như lá, hoa, hạt và vỏ cây để điều trị nhiều bệnh. Những bệnh được khống chế hiệu quả bằng sản phẩm của cây Vàng anh lá nhỏ là lỵ, trĩ ngoại. giang mai, tăng tiết mật, viêm hạch cổ tử cung, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, u xơ tử cung chảy máu, đau bụng kinh, bạch đới, chứng tiểu gắt, sỏi bàng quang, tiêu hóa kém, ưu bướu, gãy xương, ung loét, biến sắc da,viêm nhiễm, bệnh trầm cảm ở phụ nữ..
Hiện nay trong khuôn viên nhiều chùa Phật giáo chưa thấy trồng cây Vàng anh. Thiết tưởng những chùa đã trồng cây Bồ Đề và cây Sa la thì cũng nên trồng thêm cây Vàng anh để tạo nên bộ ba biểu trưng đầy ý nghĩa. Bộ ba Vàng anh – Bồ đề – Sa la được đặt trước tiền đình của Tổ đường vừa để tạo cảnh lại vừa nói lên được ý nghĩa về truyền thuyết của Phật Tổ, ắt sẽ hấp dẫn không chỉ với đạo hữu mà cả vơi du khách vãng lai nữa.
Tapchihoacanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét