Có rất nhiều hoa nắm bắt được sự chú ý của tất cả mọi người trên thế giới tuy nhiên, không loài nào có cả sự quyến rũ và nguy hiểm như Lily Gloriosa. Thực vật kỳ lạ này có nguồn gốc Nam Phi và Đông Nam Á. Nhưng cũng giống như bất kỳ thực vật kỳ lạ khác, nó đã thích nghi tốt với môi trường xung quanh. Trong thực tế, nó có thể sống sót trong các điều kiện môi trường khác nhau. Nhưng để phát triển tốt vẫn là miền nhiệt đới với khí hậu mát mẻ.
Lily Gloriosa có tên khoa học là Superba Gloriosa, ở Việt Nam thường gọi là ngót nghẻo, ngắc nghẻo, thuộc họ Tỏi độc – Melanthiaceae. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ trị bệnh phong, các bệnh về da, trĩ, đau bụng, rắn cắn và bò cạp đốt. Người ta còn dùng bột củ tươi làm thuốc đắp vào vùng bụng dưới kích thích sự đau đẻ và như là thuốc gây sẩy thai. Tinh bột thu được khi ngâm rửa củ dùng uống làm thuốc dịu để trị bệnh lậu. Dịch lá dùng để diệt chấy và các vật ký sinh ở tóc.Thường dùng dưới dạng thuốc đắp. Liều uống trong không được quá 0,5 g mỗi ngày.
Ở nước ta, có người dùng lá giã ra trị ghẻ khoét (ghẻ ăn miệng như nồi vôi), nhưng có thể trồng để chiết chất colchicin thay vì phải trồng loài Tỏi độc – Colchicum autumnale phải nhập.
Cây mọc ở đất, có thân bò, leo cao 1-1,5m nhờ đầu lá biến thành vòi quấn, láng, trắng hay vàng. Hoa to, dẹp, đính cạnh các lá ở ngọn. Đài và tràng như nhau, vàng ở gốc, đỏ ở đầu lúc mới nở, rồi đỏ đậm, mép nhăn nheo. Nhị to, chỉ nhị đỏ, vòi nhuỵ ngang. Quả nang dài 4-5cm, có 3 ô, mở vách. Mùa hoa vào tháng 5-6, mùa quả tháng 6-8 Cây thường được thấy ở các tỉnh phía Nam từ Huế đến Bình Thuận.
Một thông tin rất thú vị, Superba Gloriosa còn là quốc hoa của Zimbabwe và được quốc gia này bảo hộ và có một luật cấm hái loài hoa này.
Vì là loài hoa có độc nên chúng ta hãy ngắm vẽ đẹp của hoa từ xa qua những hình ảnh tuyệt đẹp sau đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét