a. Bệnh đốm đen (Black spot).
- Là bệnh khó trị, bệnh lan rộng nhanh lúc khí hậu ẩm ướt sau các trận mưa vào mùa thu. Lúc đầu là những chấm nâu, về sau chuyển thành đen xuất hiện trên các bề mặt lá những chấm này tròn hoặc không đều làm cho lá cây rụng sớm dần, các chồi non cũng bị lây bệnh. Giai đoạn từ 6 đến 14 ngày sau khi trồng rất dễ nhiễm bệnh này.
- Nguyên nhân: do nấm Marssonina rosae Lib. Thuộc nấm bất toàn, nhiệt độ thích hợp nhất từ 22-26oC, ẩm độ >85%. nấm tồn tại trong đất và lan truyền qua các hoạt động khác của con người.
- Phòng trừ: làm vệ sinh xung quanh vườn, tránh đọng nước lại trên lá, nên tưới vào buổi sáng nắng.
Đốt hủy lá bệnh, lá già gần mặt đất.
Trồng một số giống kháng như: David Thompson, bebe Lum, Odorata… Phun thuốc Anvil, Benomyl, Topsin M, Folpet, Maneb… định kỳ một tuần/lần.
b. Bệnh rỉ sắt (Rust).
- Hại trên lá, ban đầu là những chấm nhỏ vàng trong hoặc màu nâu, về sau các ô này có màu vàng cam hơi đỏ, hại mặt dưới lá, ổ bệnh che phủ toàn bộ mặt dưới lá đôi khi là những mụn riêng lẻ. Giai đoạn bào tử có hại có màu đỏ cam tồn tại 10-14 ngày trong điều kiện môi trường thuận lợi, đôi khi hại cả hoa.
- Nguyên nhân: do nấm Phragmidium mucronatum. Bào tử lan truyền tỏng không khí, trên tàn dư cây bệnh còn sót lại, nhiệt độ cho nấm phát triển là 18-21oC.
- Phòng trừ: thu dọn tàn dư lá bệnh đem đốt. Tưới nước vừa phải. Phun thuốc Plantvax, Bavistin, Zinneb, Topsin M….
c. Bệnh phấn trắng (Downy mildew).
- Hại lá, thân, cuống hoa, đài hoa và cánh hoa, trên những phần non của cây đang tăng trưởng, phủ một lớp nấm trắng như bột làm cho lá bị khô héo và rụng hàng loạt.
- Nguyên nhân: Peronospora sparsa.
Nấm thích hợp ở ẩm độ 85%, nhiệt độ 18oC, nếu nhiệt độ 27oC nấm sẽ chết sau 24 giờ.
- Phòng trừ: dùng thuốc Kasuran, Derosal, Ridomil… rất hiệu quả.
Cắt hủy cành lá bị bệnh, bón K tăng sức chống chịu cho cây.
d. Bệnh héo Verticillium.
Trên các ngọn bị héo nhưng vẫn còn xanh, các lá thấp dưới bị vàng, ban đêm có thể hồi phục nhưng sau vài ngày cả phần ngọn cũng chuyển sang màu vàng sau cùng là màu nâu, tàn úa và chết, thường bắt đầu chết từ ngọn đi xuống. Trên hoa bị những vệt đen dọc theo chiều dài của cánh hóa.
Bệnh hại nặng trong mùa hè khi thời tiết bị khô hạn, hoa hồng trồng ngoài trời ít bị bệnh này hơn hoa hồng được trồng trong nhà kính.
- Nguyên nhân: do nấm Verticillium albo-atrum Berth, bào tử đính là một tế bào trong suốt có dạng hình cầu được đính trên các cành bào tử phân sinh. Nấm này truyền được qua các mô, mắt ghép trong quá trình cấy mô.
Các giống mẫn cảm bệnh là: Rose odanata, Ragged Robin.
Các giống rất kháng bệnh là: Rose Multiflora, Rose Manetti.
- Phòng trừ: do nguồn bệnh tồn tại trong đất rất lâu nên trước khi trồng cần khử trùng bằng hóa chất như formol 3% hoặc bằng một số thuốc trừ sâu như Basudin… Tuy nhiên bệnh này rất khó phòng trừ cho hoa hồng trồng ngoài đồng với diện tích lớn.
e. Bệnh chết khô.
Cây bệnh nụ không nở được, bên ngoài phủ một lớp nấm màu xám nâu làm cho nụ hoa bị gẫy gục xuống, bên trong nụ bị rỗng., mong manh, yếu ớt. Khi bệnh nặng các vết bệnh lan dần xuống cuống làm có màu thâm tím.
Trên hoa xuất hiện những đốm nhỏ có màu nâu, mọc riêng lẻ hay liên kết lại với nhau thành đám phồng lên, các giống hoa có màu trắng rất dễ bị hại (hoa bị khô cháy).
Bệnh lây nhiễm qua vết cắt, vết thương trong khi chăm sóc, tỉa cành. Khi điều kiện môi trường thuận lợi thì hại cả thân cây làm cây bị đổ gãy hoặc thân cây bị sần sùi.
- Nguyên nhân: do nấm Botrytis cinerea Pers ex Fr. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 15oC.
- Phòng trừ: cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh như nụ, hoa, cuống, thân.
Dùng một số thuốc hóa học Kasuran, Daconil, Carbenzim… định kỳ 1 tuần/lần.
f. Bệnh thán thư (Spot anthracnose).
Thường hại trên lá hoa hồng nhất là hồng dại, ban đầu trên lá có những đốm lưa thưa hoặc hợp lại thành đám bắt đầu từ rìa mép lá lan vào bên trong theo đường vòng cung nên vết bệnh cuối cùng có hình bán nguyệt, nếu bị bệnh ở giữa phiến lá thì vết bệnh có hình tròn, màu nâu xung quanh viền màu nâu đỏ, trên vết bệnh hình thành các điểm đen nhỏ liti đó là đĩa cành của nấm gây bệnh. Khi bệnh nặng các mô bệnh khô chết làm rách lá nên mép lá bị bệnh có thể bị khuyết.
Trên thân, cành bị bệnh cũng có vết nứt dọc màu hồng, sau chuyển qua màu nâu, cành bị bệnh suy yếu dễ gãy.
Trên hoa và đài cũng có thể bị bệnh nhưng ít gặp hơn.
Bệnh gây hại nặng vào mùa xuân, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, bào từ lan truyền nhờ nước tưới.
- Nguyên nhân: do nấm Sphaceloma rosarum (Pass)(Elsinoe rosarum).
- Phòng trừ: khi xuất hiện bệnh phải giảm lượng nước tưới, tránh để nước đọng trên lá. Thu dọn các bộ phận bị hại. Phun thuốc hóa học theo định kỳ từ 1-2 tuần/lần tùy mức độ cây bị hại. Có thể sử dụng các loại thuốc: Anthracol, Score, Carbenzim….
g. Bệnh đốm lá: do rất nhiều nguyên nhân.
- Do nấm Alternaria alternata: Thường gây hại nặng trong mùa mưa, ban đầu trên lá xuất hiện những đốm tròn có màu vàng nâu sau chuyển sang nâu sậm, các vết đốm này lan rộng theo các đường đồng tâm, trên có đính những chấm đen nhỏ liti. Đôi khi hại cả trên nụ hoa và hoa, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 30oC.
- Do nấm Cercospora puderi B. H. Davis: vết bệnh lớn có kích thước lên tới 5mm, trung tâm vết bệnh có màu xám nâu xung quanh viền nâu đỏ, nấm gây hại chủ yếu trên mặt lá ở những nơi rậm rạp.
- Do nấm Colletotrichum capsici (Syd)Butl Bisby: Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ có màu nâu, về sau lan rộng có màu nâu nhạt, nhiều vết bệnh tập hợp lại thành mảng phủ đầy trên mặt lá làm cho lá bị khô rách và rụng sớm.
h. Bệnh do tuyến trùng.
Bệnh hại do tuyến trùng thể hiện một phần trên lá làm giảm sức sống, lá nhỏ còi cọc và ngắn, rất dễ rụng, chất lượng hoa giảm, hoa ít. Thân cây vươn dài, hoa nhỏ, rễ rất dễ mẫn cảm với các loại vi sinh vật gây bệnh khác.
Ngoài ra còn có nhiều triệu chứng khác có thể xảy ra do tuyến trùng hại rễ và phụ thuộc vào loài và số lượng tuyến trùng ký sinh trong đất.
Tuyến trùng có thể tồn tại trong đất, rễ cây (trong nhà kính và ngoài đồng) do đó có thể sử dụng thuốc xông hơi (Metyl bromide), thuốc trừ tuyến trùng (Oncol, Vimoca, Furadan, Nemacur…) để trừ nguồn tuyến trùng trong đất trước khi trồng cây hoặc có thể xử lý bằng hệ thống nước nóng khoảng 38oC trong 24 giờ hoặc có thể xử lý bằng nhiệt độ 48oC trong 35 phút.
i. Bệnh do virus.
- Bệnh hoa lá (Tobaco Mosaic Virus – TMV): cây bệnh thân ngắn, lá có màu loang lổ từng đám, chỗ xanh xen lẫn chỗ vàng, phiến lá dày, mỏng không đều có thể bị biến dạng, đưa lá bệnh lên ánh sáng thấy gây lá mất màu, nhợt nhạt, thịt lá xanh vàng.
- Bệnh xoăn lá (Cucumber Mosaic Virus – CMV): trên lá có những đốm đậm nhạt loang lổ, lá chuyển qua màu vàng xanh đậm, cây phát triển yếu, xác đốt ngắn lại, cây bị bệnh hoa ít, dễ rụng, bệnh nặng làm cho các lá đỉnh mầm non bị xoắn lại, bệnh nhẹ thì trên lá có những đám xanh đậm nhạt xen kẽ nhau nên gọi là hoa lá.
- Phòng trừ: rầy Aphids là môi giới truyền bệnh CMV nên phải phun thuốc để diệt đối tượng này bằng cách loại thuốc hóa học như Bassa, Supracide, trebon… Vệ sinh vườn sạch, thoáng, diệt cỏ dại xung quanh vườn. Giảm số lần tưới khi cây bị bệnh.
j. Bệnh do vi khuẩn.
Bệnh sùi cành (Crown gall).
- Hại trên lá, thân, cành nhất là những cành non.
- Cây bị bệnh cằn cỗi, lá có màu xanh hoặc hơi vàng.
- Các đốt thân ngắn lại tạo thành những u sưng sần sùi, vỏ, thân, cành nứt rạn nhiều khía chằng chịt, bên trong gỗ nổi u, vết bệnh có màu nâu, nhiều vết sần sùi có thể chập lại liền nhau thành một đoạn dài, có khi vết bệnh bao phủ quanh cả cành, có khi chỉ một phía làm dễ gãy, khô chết.
- Nguyên nhân: do vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển là từ 21oC-26oC. Các giống hoa hồng Rosa multifloraa, R. manetti, Bayse No3 rất mẫn cảm với bệnh này.
- Phòng trừ: vệ sinh sạch sẽ nơi trồng. Huỷ bỏ những thân cây bị bệnh. Dùng thuốc kháng sinh như: Streptomycine, Kasuran, Penicillium… và dùng Orthene 75S, Vydate 2L để trừ côn trùng môi giới truyền bệnh.
Theo AgriViet.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét