Sứ Thái là một loại hoa rất đẹp và quen thuộc với người dân Việt Nam, chúng có rất nhiều giống, mỗi giống có một màu hoa khác nhau từ trắng tuyết, đỏ huyết đến hồng cánh sen, trắng viền cánh đỏ, … nhưng đến nay họ hàng nhà sứ Thái chưa có giống nào cho hoa màu vàng. Nhiều người mong muốn có cây sứ Thái hoa màu vàng để bổ sung vào “bộ sưu tập” của mình nhưng không biết làm cách nào.
Nhân chuyến đến thăm vườn kiểng của một nghệ nhân tại Quận Thủ Đức, Tp.HCM, chúng tôi thấy có một cây sứ Thái cho hoa màu vàng rất đẹp và lạ mắt, nhìn kỹ hoá ra nó được ghép với cây huỳnh anh (có hoa màu vàng rất giống hoa sứ Thái). Chủ vườn cho biết cách làm như sau:
Tìm một cây sứ Thái có bộ rễ lớn để làm gốc ghép. Đào nhổ cây lên, dùng vòi nước xịt rửa cho sạch đất trong bộ rễ, để ráo nước rồi dùng dao bén cắt bỏ những rễ mọc không theo ý của mình, cắt tỉa bỏ hết cành. Cắt xong dùng vôi nhão bôi lên vết cắt, treo cây vào nơi có mái che, khi thấy cây héo, hơi mềm thì dùng mũi khoan đường kính 5 - 6mm khoan một lỗ từ chỗ chãng hai, chãng ba trên gốc sứ xuyên qua thân xuống rễ. Khoan xong dùng vôi nhão bôi vào phía trong chỗ vừa khoan để khử trùng.
Cùng với thời gian xử lý cây sứ Thái, cắt một đoạn cành bánh tẻ cây huỳnh anh dài 20 -30cm, giâm vào bầu đất cho ra rễ. Khi lỗ khoan khô nhựa, luồn ngọn đoạn cành giâm của cây huỳnh anh (đã ra rễ, tỉa bỏ lá) vào lỗ khoan (luồn từ dưới lên trên), khi rễ của cành huỳnh anh nằm cùng vị trí với rễ cây sứ là được. Xong xuôi đem cây sứ trồng vào chậu. Sau trồng một thời gian, cành huỳnh anh sẽ ra tược mới, tược này sẽ cho hoa màu vàng rất giống hoa của cây sứ Thái, nhìn rất đẹp và lạ mắt.
Nhân chuyến đến thăm vườn kiểng của một nghệ nhân tại Quận Thủ Đức, Tp.HCM, chúng tôi thấy có một cây sứ Thái cho hoa màu vàng rất đẹp và lạ mắt, nhìn kỹ hoá ra nó được ghép với cây huỳnh anh (có hoa màu vàng rất giống hoa sứ Thái). Chủ vườn cho biết cách làm như sau:
Tìm một cây sứ Thái có bộ rễ lớn để làm gốc ghép. Đào nhổ cây lên, dùng vòi nước xịt rửa cho sạch đất trong bộ rễ, để ráo nước rồi dùng dao bén cắt bỏ những rễ mọc không theo ý của mình, cắt tỉa bỏ hết cành. Cắt xong dùng vôi nhão bôi lên vết cắt, treo cây vào nơi có mái che, khi thấy cây héo, hơi mềm thì dùng mũi khoan đường kính 5 - 6mm khoan một lỗ từ chỗ chãng hai, chãng ba trên gốc sứ xuyên qua thân xuống rễ. Khoan xong dùng vôi nhão bôi vào phía trong chỗ vừa khoan để khử trùng.
Cùng với thời gian xử lý cây sứ Thái, cắt một đoạn cành bánh tẻ cây huỳnh anh dài 20 -30cm, giâm vào bầu đất cho ra rễ. Khi lỗ khoan khô nhựa, luồn ngọn đoạn cành giâm của cây huỳnh anh (đã ra rễ, tỉa bỏ lá) vào lỗ khoan (luồn từ dưới lên trên), khi rễ của cành huỳnh anh nằm cùng vị trí với rễ cây sứ là được. Xong xuôi đem cây sứ trồng vào chậu. Sau trồng một thời gian, cành huỳnh anh sẽ ra tược mới, tược này sẽ cho hoa màu vàng rất giống hoa của cây sứ Thái, nhìn rất đẹp và lạ mắt.
Muốn thành công cần chú ý:
- Không khoan ngay khi cây sứ Thái chưa héo, sẽ làm hư thối chỗ khoan.
- Mũi khoan phải thật bén để lỗ khoan sắc gọn, không bị bầm giập.
- Phải khử trùng mũi khoan bằng cồn 90 độ, hoặc hơ trên ngọn lửa.
- Khi nào lỗ khoan khô nhựa tạo mô sẹo mới được luồn cành huỳnh anh vào.
- Sau khi trồng không tưới nước vào lỗ khoan, dễ làm chỗ khoan bị thối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét