Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Đọc lá cây Phong Lan đoán bệnh (phần 1)

Những chiếc lá chính là một hệ thống kho diệp lục, và sắc tố xanh của chúng là lực lượng nòng cốt giúp cây Phong Lan phát triển. Ngoài một số cây Phong Lan đặc biệt không có lá, những cây Phong Lan bình thường sẽ khó phát triển mạnh, khó “cống hiến cho đời” những bông hoa đẹp khi bộ lá không được khỏe mạnh.

    Họ Lan vô cùng lớn và đa  dạng. Nhiều giống Phong Lan có thuộc  tính sống bám vào những cây lớn khác, qua thời gian không ngừng thích nghi và bằng cách nào đó đã làm cho lá dày lên để giữ nước, chất dinh dưỡng, tạo nguồn thực phẩm chủ động giúp cây Phong Lan sống sót qua mùa khô. Cây Phong Lan thích bóng mát lá thường to bản, cây Phong  Lan phát triển mạnh trong ánh sáng cao thì sở hữu bộ lá mỏng và nhỏ. Lan đất thì lá lại tròn ở lát cắt ngang.
lá cây Phong Lan
Đọc lá cây Phong Lan đoán bệnh (phần 1)
Thông thường lá cây Phong Lan có màu xanh lá cây nhạt

 
    Chúng ta chỉ có thể nhận thấy những bất thường trên lá Lan khi đã biết được một bộ lá khỏe mạnh theo tiêu chuẩn của từng loại Lan như thế nào. Thông thường lá cây Phong Lan có màu xanh lá cây nhạt. Lan được trồng trong ánh sáng tối đa so với nhu cầu của nó sẽ có một ít sắc tố vàng. Một vài loài Lan thể hiện màu đỏ trên lá khi môi trường có nhiệt độ cao, và khi nhiệt độ thấp đôi khi cũng mang kết quả tương tự.

    Vài loại Vanda nổi sọc tím trên lá trong môi trường nhiệt độ thấp. Những chiếc lá màu xanh rất đậm cho thấy môi trường không đủ ánh sáng. Trái lại lá vàng cho ta thấy cây đã nhận được quá nhiều ánh sáng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét