Tuy nhìn thấy như vậy nhưng cây vẫn tươi, hoa vẫn nở có vẻ như bình thường.
Bệnh này được cho là kết quả của việc cây trồng thiếu sắt (iron deficiency), và cách trị Bệnh rất dễ dàng, đó là hạ thấp độ pH trong chất trồng để cây có thể hút được chất sắt có sẵn trong đó.
Những loại cây đã liệt kê bên trên thường ưa thích chất trồng có độ pH dưới 6, nói nôm na là "đất chua". Nếu độ pH trong chất trồng vượt quá số này sẽ xảy ra hiện tượng thiếu sắt như trên. Chúng ta có thể hạ độ pH bằng các hóa phẩm thương mại.
Nhưng dễ dàng cho các "bà nội trợ trồng cây" là pha một ít dấm ăn vào nước rồi tưới cho cây. Tỉ lệ pha là 1 muỗng cà-phê cho 1 lít nước, tưới hàng tuần trong thời gian "chữa Bệnh".
Song song với việc tưới dấm, chúng ta cũng có thể tăng cường bón phân, nhất là đối với những loại cây háu ăn như dạ yên thảo. Để tránh shock phân, chúng ta có thể pha loãng phân bón qua lá rồi tưới vào gốc, cách ngày.
Thực tế tôi đã làm như thế đối với chậu cây dạ yên thảo của tôi. Và sau hơn 2 tuần lễ, chậu cây đã không còn hiện tượng vàng lá.
Những loại cây đã liệt kê bên trên thường ưa thích chất trồng có độ pH dưới 6, nói nôm na là "đất chua". Nếu độ pH trong chất trồng vượt quá số này sẽ xảy ra hiện tượng thiếu sắt như trên. Chúng ta có thể hạ độ pH bằng các hóa phẩm thương mại.
Nhưng dễ dàng cho các "bà nội trợ trồng cây" là pha một ít dấm ăn vào nước rồi tưới cho cây. Tỉ lệ pha là 1 muỗng cà-phê cho 1 lít nước, tưới hàng tuần trong thời gian "chữa Bệnh".
Song song với việc tưới dấm, chúng ta cũng có thể tăng cường bón phân, nhất là đối với những loại cây háu ăn như dạ yên thảo. Để tránh shock phân, chúng ta có thể pha loãng phân bón qua lá rồi tưới vào gốc, cách ngày.
Thực tế tôi đã làm như thế đối với chậu cây dạ yên thảo của tôi. Và sau hơn 2 tuần lễ, chậu cây đã không còn hiện tượng vàng lá.
Trước khi chữa bệnh.
Sau khi chữa bệnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét